Các loại tủ báo cháy trung tâm 4, 8, 10, 20 kênh và tủ 16 zone

Các loại tủ trung tâm báo cháy địa chỉ 1, 2, 4, 8 loop và loại thông thường là tủ báo cháy 4, 5, 10, 16, 20 kênh đều sẵn hàng tại PCCC An Phát

TỦ BÁO CHÁY FIRE ALARM CONTROL PANEL - TỦ TRUNG TÂM BÁO CHÁY 4,8,10,16,20 KÊNH CHÍNH HÃNG, GIÁ TỐT

Tủ báo cháy Fire Alarm Control Panel là một thiết bị không thể thiếu trong hệ thống. Đây có thể coi là bộ phận điều khiển tiếp nhận thông tin từ các đầu vào, xử lý thông tin và tác động theo lập trình để điều khiển hoạt động của các đầu ra. Bài viết sau sẽ cung cấp chi tiết về tủ báo đám cháy để phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu, mua hàng và lắp đặt của quý khách!

Các loại tủ báo cháy trung tâm có vai trò như thế nào

Các loại tủ báo cháy trung tâm được cấu tạo bởi 3 thành phần cơ bản: Tủ trung tâm, nhóm cảm biến khói/nhiệt và nhóm báo động/điều khiển. Mỗi thành phần đều đóng một vai trò nhất định, nếu thiếu 1 trong 3 thành phần sẽ không tạo nên hệ thống thông báo hoàn chỉnh và không đảm bảo được hiệu quả cảnh báo khi có cháy. Trong 3 thành phần trên, các loại tủ trung tâm báo cháy là thành phần đóng vai trò quan trọng nhất.- Tự động kiểm tra tín hiệu từ các đầu báo cháy, kênh báo cháy và các thiết bị báo cháy khác truyền về để loại trừ các tín hiệu báo cháy giả.

  • Khả năng kết nối mạng:

Các dạng tủ có chức năng nối mạng với các tủ điều khiển báo cháy trung tâm. Với chức năng này khi có báo động từ 1 tủ thì các tủ còn lại cũng sẽ nhận được thông tin và cảnh báo.

so do ket noi mang cua dong tu dia chi cad 150 detnov

Sơ đồ kết nối mạng của dòng tủ địa chỉ CAD-150 (Detnov)

Tùy vào cấu hình mỗi hãng mà số tủ cho phép kết nối tối đa trong 1 mạng là bao nhiêu. Thông thường khi muốn nối mạng giữa hai tủ nguồn phụ báo cháy với nhau, ở mỗi tủ cần được trang bị 1 card mạng giao tiếp với đầu vào và đầu ra kết nối (thường là đầu ra RS485 hoặc cáp quang) để liên kết hai tủ với nhau theo chuẩn Modbus. Có một số dòng tủ của các hãng được trang bị sẵn ngõ giao tiếp trên tủ mà không cần gắn thêm card mạng.

  • Người dùng thường bố trí nối mạng các tủ trong các trường hợp sau:

Trường hợp hệ thống quá lớn với số sản phẩm vượt quá giới hạn cho phép của 1 tủ, cần dùng nhiều tủ địa chỉ nối mạng lại với nhau
Trường hợp bố trí nhiều hệ thống địa chỉ, bộ phận quản lý yêu cầu có thể giám sát được cùng lúc tất cả các hệ thống. Giải pháp nối mạng các tủ sẽ giúp truyền tải thông tin giữa các hệ thống được thuận tiện hơn.

  • Cách lựa chọn tủ thông báo đám cháy:

Thường tủ báo cháy trung tâm sẽ được chọn theo số loop yêu cầu. Mỗi hãng sẽ có các cấu hình tủ theo loop khác nhau theo từng loop. Mỗi loop có thể quản lý từ 100 - 250 địa chỉ (tùy hãng). Thế nên tùy thuộc vào quy mô hệ thống, số lượng và cấu hình của mà ta chọn tủ cho phù hợp, bảo đảm tủ có thể quản lý được tất cả trong hệ thống và hoạt động một cách ổn định.

Tủ báo cháy trung tâm

Là tủ điều khiển được thiết kế và sử dụng riêng. Mỗi thương hiệu sẽ phát triển các dòng thiết bị báo đám cháy dạng địa chỉ với thiết kế và công nghệ đặc trưng của từng hãng.

Tủ địa chỉ thường có kết cấu vỏ tủ bên ngoài bằng nhựa hoặc bằng kim loại có sơn tĩnh điện. Phía trước tủ sẽ là màn hình hiển thị toàn bộ các thông tin của hệ thống, và xung quanh sẽ là bố trí các phím chức năng để người dùng thao tác với tủ.

cau truc ben ngoai cua tu trung tam bao chay

Cấu trúc bên ngoài của tủ trung tâm báo cháy (Thương hiệu: Detnov)

Các phím chức năng cơ bản của tủ báo cháy trung tâm gồm: Reset (khởi động lại tủ), Sounder On/Off (bật, tắt chuông), Silence Buzzer (tắt âm báo trên tủ). Các phím mũi tên lên xuống và các phím số giúp người dùng thao tác các chức năng trên menu của tủ. Ngày nay một số nhà sản xuất còn cấu hình tủ điện báo cháy với màn hình cảm ứng màu trực quan giúp cho người dùng dễ dàng thao tác điều khiển hệ thống hơn.

Phía trong của tủ điện báo cháy là các bo mạch tủ, nơi có các cổng (terminal) đấu nối để đi dây kết nối tủ. Trên bo mạch cũng sẽ có cổng giao tiếp để kết nối tủ với máy tính, cho phép người dùng thực hiện chức năng lập trình các kịch bản thông báo có cháy (đặc trưng của hệ địa chỉ). Bên dưới sẽ là một khoảng trống để có thể chứa các ắc quy (dự phòng cho hệ thống trong trường hợp mất điện). Tùy thuộc vào số lượng mà có thể quản lý mà tủ có thể chứa được ắc quy với kích thước lớn hay nhỏ.

Ngoài bo mạch chính, sản phẩm còn có thể gắn thêm các mô đun (card/module) chức năng (tùy cấu hình tủ) để thực hiện các chức năng đặc biệt như: nối mạng, kết nối tủ với các hệ thống bên ngoài, kết nối tủ với các công cụ quản lý chuyên biệt của thương hiệu…

cau tao ben trong cua tu trung tam bao chay

Cấu tạo bên trong của tủ trung tâm báo cháy

Tủ báo cháy Fire Alarm Control Panel

Vai trò của sản phẩm này là liên kết hoạt động của nhóm cảm biến khói/nhiệt và nhóm báo động/điều khiển. Cụ thể hơn, tủ sẽ cấp nguồn cho tất cả các thiết bị trên hệ thống hoạt động. Khi có cháy, nhóm cảm biến khói/nhiệt sẽ nhận biết và đưa ra tín hiệu, tín hiệu này sẽ được giám sát liên tục.

Ngay khi nhận được tín hiệu từ cảm biến khói/nhiệt, tủ sẽ kích hoạt các báo động để cảnh báo đến người xung quanh khu vực. Bên cạnh đó, khi có lỗi xảy ra ở một trong số các thiết bị trong hệ thống, tất cả thông tin về lỗi cũng sẽ được truyền về, người chịu trách nhiệm vận hành có thể kiểm tra tủ để kiểm soát các vấn đề phát sinh.

Mọi thông tin sẽ được thể hiện đầy đủ trên màn hình tủ nguồn phụ báo cháy, kể cả vị trí/khu vực xảy ra lỗi hoặc sự cố hỏa hoạn cũng được xác định. Nhờ đó, mọi người nắm được thông tin về vụ cháy và có phương án xử lý, ứng cứu kịp thời”.

so do lien ket hoat dong giua 3 nhom thiet bi trong mot he thong bao chay

Sơ đồ liên kết hoạt động giữa 3 nhóm thiết bị trong một hệ thống báo cháy

Gồm có 2 loại: Tủ thường và tủ địa chỉ (ứng với hai hệ thống báo đám cháy thường và dạng địa chỉ).

⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝ 
 Hệ thống báo cháy tự động cho tòa nhà,chung cư, nhà xưởng
⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝
 

Tủ trung tâm báo cháy 4 kênh loại thường

Tủ trung tâm báo cháy 4 kênh cũng tương tự như ở hệ địa chỉ, “bộ não” của hệ thống báo đám cháy thường chính là trung tâm báo đám cháy loại thường. Tủ loại thường giám sát và quản lý tất cả các thiết bị trong hệ thống thường.

♦ Cấu tạo:

Vật liệu của vỏ tủ 4 kênh cũng làm từ nhựa hoặc kim loại, phía trước cũng có các phím chức năng điều chỉnh. Tuy nhiên bố trí các phím chức năng thường đơn giản hơn so với tủ địa chỉ, và tủ báo cháy 4 zone thường cũng không có màn hình hiển thị.

tu trung tam bao chay thuong

Tủ trung tâm báo cháy thường

Trung tâm báo cháy 4 zone thường cũng bao gồm các phím chức năng: Reset (khởi động lại tủ), Sounder On/Off (bật, tắt chuông), Silence Buzzer (tắt âm báo trên tủ), tại mỗi zone sẽ có 1 phím để thao tác với zone đó (bật/tắt hoạt động của zone).

Bên trong tủ báo đám cháy thường là bảng mạch, các cổng đấu nối thiết bị, khu vực cấp nguồn và chứa acquy tương tư tủ địa chỉ.

⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝ 
 Các loại nút nhấn khẩn cấp trong hệ thống báo cháy
⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝

Trung tâm báo cháy 8 zone điều khiển trung tâm

Tủ trung tâm báo cháy 8 zone điều khiển chữa cháy là dòng tủ thường nhưng được cấu hình đặc biệt phục vụ cho chức năng điều khiển chữa cháy. Tủ điều khiển chữa cháy thường dùng trong các hệ thống chữa cháy tự động như chữa cháy khí sạch, chữa cháy Foam, chữa cháy hệ đầu phun dùng van xả tràn (deluge) hoặc van tác động sớm (pre-action),…

Nguyên lý hoạt động của dòng tủ trung tâm báo cháy 8 kênh này cũng giống như tủ thường tuy nhiên sẽ khác nhau về cấu hình: Về các ngõ giám sát thì tủ này sẽ có 3 kênh, trong đó có 2 kênh đầu báo sẽ được lắp theo kiểu crosszone để phục vụ mục đích chữa cháy, 2 hoặc 3 ngõ điều khiển chuông đèn còi NAC, 2 ngõ ra relay cho giai đoạn 1 và 2 của sự cố cháy và các ngõ ra kích hoạt hệ thống chữa cháy.

Các thiết bị đặc trưng đi kèm với tủ điều khiển chữa cháy thường là: Nút nhấn chữa cháy, nút nhấn tạm dừng chữa cháy và nút nhấn hủy chữa cháy. Các thiết bị đầu dò, nút nhấn khẩn, chuông đèn còi thuộc dòng thiết bị thường. Việc cài đặt cho tủ điều khiển chữa cháy cũng được thực hiện thông qua thao tác trực tiếp trên tủ.

tu trung tam dieu khien chua chay

Tủ trung tâm điều khiển chữa cháy

♦ Tủ hiển thị phụ:

Tủ hiển thị phụ (còn gọi là tủ lặp) có vai trò quan trọng trong các hệ thống lớn bố trí nhiều thiết bị. Nhiệm vụ của tủ lặp là hiển thị toàn bộ thông tin mà tủ chính hiển thị trên màn hình của mình, để người giám sát có thể nhìn thấy được các trạng thái của hệ thống khi không ở gần tủ điều khiển. Tủ lặp có thể được lắp ở bất cứ vị trí nào tại khu vực sử dụng, chỉ cần có dây kết nối giữa tủ hiển thị phụ và tủ điều khiển để nhận dữ liệu. Đa phần ta chỉ thấy tủ lặp ở các hệ thống địa chỉ, tuy nhiên có một số nhà sản xuất vẫn thiết kế tủ lắp cho cả hệ địa chỉ lẫn hệ thường vì sự tiện ích mà nó mang lại.

tu hien thi phu

Tủ hiển thị phụ (Tủ lặp)

Quy định lắp đặt tủ trung tâm báo cháy 10 kênh

Loại tủ trung tâm báo cháy 10 kênh phải đặt ở những nơi thường xuyên có người trực 24/24h. Trong trường hợp không có người trực thường xuyên, tủ phải có chức năng truyền các tín hiệu và báo sự cố đến nơi trực cháy hay nơi có người thường trực thường xuyên và phải có biện pháp phòng ngừa người không có nhiệm vụ tiếp xúc.

Nơi đặt thiết bị phải có điện thoại liên lạc trực tiếp với đơn vị cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hay nơi nhận tin.

  • Phải được lắp đặt trên tường, vách ngăn, trên bàn tại những nơi không nguy hiểm về cháy và nổ.

  • Nếu trung tâm báo cháy 10 zone được lắp trên các cấu kiện xây dựng bằng vật liệu cháy thì những cấu kiện này phải được bảo vệ bằng lá kim loại dày từ 1mm trở lên hoặc  bằng các vật liệu không cháy khác có độ dày không dưới 10mm. Trong trường hợp  này tấm bảo vệ phải có kích thước sao cho mỗi cạnh của tấm bảo vệ vượt ra ngoài cạnh và tối thiểu 100mm về mọi phía.

  • Khoảng cách giữa các thiết bị và trần nhà bằng vật liệu cháy được không nhỏ hơn 1,0 m.

  • Trong trường hợp lắp cạnh nhau, khoảng cách giữa các tủ không được nhỏ hơn 50 mm.

  • Nếu thiết bị được lắp trên tường, cột nhà hoặc giá máy thì khoảng cách từ phần điều khiển đến mặt sàn từ 0,8 đến 1, 5 m.

  • Nhiệt độ và độ ẩm tại nơi đặt thông báo đám cháy phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng thông báo đám cháy.

  • Âm sắc khi báo đám cháy và báo sự cố phải khác nhau.

  • Việc lắp các đầu báo tự động phải chú ý đến sự phù hợp của hệ thống (điện áp cấp cho đầu báo, dạng tín hiệu, phương pháp phát hiện sự cố, bộ phận kiểm tra đường dây).

  • Vị trí của phòng trực điều khiển chống cháy đảm bảo thiết kế theo quy định Nếu không có nhân viên tại chỗ làm nhiệm vụ suốt 24h, thông báo phải được truyền đến các đơn vị phòng cháy chữa cháy thông qua kênh tín hiệu được chỉ định theo cách thức quy định hoặc đến các đường liên lạc khác ở chế độ tự động.

⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝ 
 Đèn báo cháy, còi báo cháy và các thiết bị đầu ra khác
⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝

Cách chọn trung tâm báo cháy 16 zone loại thường

Trung tâm báo cháy 16 zone thường được phân loại theo số kênh (có thể gọi là zone hoặc vùng), ở các công trình có quy mô nhỏ như nhà xưởng, kho chứa,… thường bố trí hệ thống tủ với các kênh khác nhau. Số thiết bị trên mỗi kênh thường tầm 5-10. Số chuông còi sẽ được chọn và bố trí theo thiết kế ban đầu.

Đối với các công trình có quy mô lớn hơn, ví dụ như nhà xưởng lớn phân ra nhiều khu, hoặc chung cư nhỏ,...Số kênh nhiều hơn đồng nghĩa số lượng tối đa cho phép cũng được tăng lên, đảm bảo hiệu quả giám sát cho khu vực. Tuy nhiên đối với các hệ thống thường lắp nhiều thiết bị cảnh báo, khi có báo động sẽ khá mất thời gian để định vị đúng điểm xảy ra hỏa hoạn.

Đối với các công trình như trường học, chung cư lớn,… sẽ bố trí các hệ thống thường với hệ tủ với số kênh lớn. Số thiết bị có thể lên đến vài trăm, mức độ quản lý rộng hơn rất nhiều. Để đảm bảo hiệu quả giám sát, trên tủ sẽ có kí hiệu các zone với tên khu vực rõ ràng, kèm theo đó sẽ bố trí các đèn báo phụ trên các đầu báo ở mỗi zone để giúp định vị khu vực nhanh chóng hơn.

Tủ trung tâm báo cháy 20 kênh và vấn đề đấu nối nguồn điện sử dụng

Tủ trung tâm báo cháy 20 kênh phải có 2 nguồn độc lập, một nguồn 220V xoay chiều và một acquy dự phòng. Giá trị dao động của hiệu điện thế của nguồn xoay chiều cung cấp không được vượt quá ± 10%.

Trường hợp giá trị dao động này lớn hơn 10% phải sử dụng ổn áp trước khi cấp. Dung lượng của ắc quy dự phòng phải đảm bảo ít nhất 24h cho thiết bị hoạt động ở chế độ thường trực và 1h khi có cháy. Các thông báo đám cháy phải được tiếp đất bảo vệ. Việc tiếp đất bảo vệ phải thỏa mãn yêu cầu của quy phạm nối đất thiết bị điện hiện hành.

Trên là các thông tin về các loại tủ báo cháy Fire Alarm Control Panel điều khiển trung tâm 4, 10, 16, 20 kênh. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc hỗ trợ về vấn đề báo giá/ kỹ thuật vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI AN PHÁT

Địa chỉ: 119-121 Bàu Cát 3, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Hotline: 0914 189 489

Điện thoại: (028) 6269 1495

Email: info@anphat.com

Xem thêm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây