bg sanpham

TIẾP ĐIỂM RELAY

Thứ hai - 15/01/2024 03:56

Tiếp điểm relay là một khái niệm có lẽ đã khá quen thuộc trong hệ thống báo cháy. Tiếp điểm này đóng vai trò liên kết các thiết bị và hệ thống báo cháy với các thiết bị ngoại vi khác. Thông thường tiếp điểm relay sẽ đóng vai trò là đầu ra trung gian tương ứng cho hai trạng thái báo lỗi và báo cháy của thiết bị.

Cấu tạo của một tiếp điểm relay thường sẽ có ba chân: C, NC và NO. Ở trong mạch quy ước C-NC sẽ là thường đóng, C-NO sẽ là thường hở. Nguyên lý hoạt động của tiếp điểm như sau:

tiep diem relay

Theo như hình ta thấy tiếp điểm relay giống như một khóa K đóng mở trong mạch điện, khi trạng thái của thiết bị thay đổi từ bình thường sang báo cháy (hoặc báo lỗi) thì relay sẽ thay đổi trạng thái theo.

⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝
 
➦ An Phát phân phối đầu beam báo cháy Hochiki chính hãng, giá tốt

⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝

Thông thường ta sẽ dùng tiếp điểm relay với 2 mục đích: Làm ngõ ra cung cấp tín hiệu giám sát hoặc làm trung gian điều khiển.

- Đối với mục đích thứ nhất: Tiếp điểm relay của thiết bị sẽ được giám sát bằng thiết bị có đầu vào giám sát trong hệ thống báo cháy (thường là module giám sát địa chỉ). Nguyên lý giám sát của thiết bị chính là giám sát ngắn mạch, từ module giám sát sẽ đưa ra 2 dây dẫn nối vào 2 đầu của tiếp điểm (một đầu vào C, một đầu vào NO). Trạng thái bình thường mạch sẽ là hai dây dẫn song song (do C-NO là thường hở). Khi có báo cháy (hoặc báo lỗi), C-NO chuyển thành thường đóng, đồng nghĩa hai dây tín hiệu đang chập vào nhau, lúc này module giám sát phát hiện được và đưa tín hiệu báo cháy từ thiết bị về tủ trung tâm báo cháy.

- Đối với mục đích thứ 2: Tiếp điểm relay làm trung gian điều khiển thường là tiếp điểm trên các module điều khiển đầu ra địa chỉ. Người ta dùng tiếp điểm này để kích hoạt các thiết bị ngoại vi khi có cháy bằng cách đấu nối giữa nguồn với thiết bị theo sơ đồ như sau:

so do tiep diem relay

Chúng ta sẽ đấu nối nguồn và thiết bị thông qua 3 chân tiếp điểm này. Quy luật đấu nối như sau: Chân (+) của nguồn nối vào chân C, chân NO nối vào chân (+) của thiết bị, và cuối cùng chân (-) của thiết bị nối vào chân (-) của nguồn. Sau khi đấu nối ta có mạch như trên hình. Nguyên lý hoạt động của mạch này rất đơn giản: Trạng thái bình thưởng khi k có báo cháy, C-NC sẽ ở trạng thái thường đóng và C-NO sẽ là thường hở mạch hở, thiết bị k được cấp nguồn, không hoạt động. Khi có báo cháy thì C-NO sẽ trở thành thường đóng, lúc này mạch kín, thiết bị được cấp nguồn và hoạt động. Các tín hiệu kích hoạt relay chuyển đổi trạng thái sẽ là các tín hiệu báo cháy từ các thiết bị đầu vào (đầu báo, nút khẩn,...) truyền về tủ báo cháy. Một số tủ báo cháy có tiếp điểm relay báo lỗi, tiếp điểm sẽ đổi trạng thái khi tủ hoặc hệ thống gặp lỗi.

Ngoài sử dụng để điều khiển các thiết bị ngoại vi như thang máy, cửa cuốn,…. Ngõ ra relay có thể dùng để điều khiển chuông đèn còi trong trường hợp ngõ ĐK chuông quá tải hoặc có sự cố.

Để nhận tư vấn chính xác cho từng dự án cũng như báo giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI AN PHÁT

Địa chỉ: 119-121-123 Bàu Cát 3, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Hotline: 0914 189 489

Điện thoại: (028) 6269 1495

Email: info@anphat.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây