Thiết bị phòng cháy chữa cháy PCCC An Phát - Báo giá 2023 mới

https://anphat.com


Tổng Quan Về Hệ Thống Chữa Cháy NOVEC 1230

Hệ thống sử dụng khí NOVEC để chữa cháy bởi chúng chữa cháy hiệu quả, an toàn cho người sử dụng và không ảnh hưởng đến thiết bị và đặc biệt là khí NOVEC hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến môi trường – đặc điểm mà không phải chất chữa cháy nào cũng đáp ứng được.
Tổng Quan Về Hệ Thống Chữa Cháy NOVEC 1230
Hệ thống chữa cháy Novec 1230 Viking hiệu quả, an toàn cho người sử dụng, không ảnh hưởng đến thiết bị. Đặc biệt, Novec hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến môi trường – đặc điểm mà không phải chất chữa cháy nào cũng đáp ứng được.

1. Chất chữa cháy Novec

1.1 Chất chữa cháy Novec là gì?

Novec được nghiên cứu và thử nghiệm bởi tập đoàn 3M có trụ sở tại St. Paul Minnesota, 55144-1000, USA. Với các tính năng tương tự như khí FM200 nhưng hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến môi trường. Novec đã được nhiều hãng sản xuất thiết bị phòng cháy chữa cháy trên thế giới mua bản quyền và phát triển thành hệ thống hoàn chỉnh. Tại Việt Nam NOVEC đã được đưa vào sử dụng từ những năm giữa thập niên 21.
NOVEC có tên hóa học là 1,1,1,2,2,4,5,5,5 – nonafluoro-4-trifluoromethyl-pentan-3-one có công thức hóa học CF3CF2C(O)CF(CF3)2. Hợp chất của cacbon, flo và oxi này là chất lỏng, không màu, không mùi và không dẫn điện. Chất này khi được nạp vào bình dạng lỏng, tuy nhiên khi phun ra ngoài sẽ hóa hơi (Nói cho chính xác, loại nước đặc biệt này chỉ có dạng lỏng khi được lưu giữ, bảo quản trong bình nén, còn khi được phun ra ngoài để dập lửa thì lập tức biến thành hơi).
 
cau tao phan tu novec 02
Công thức hóa học chất Novec

Một số tính chất khác:
- Nhiệt độ sôi: 49.2oC
- Nhiệt độ bốc hơi: 25oC
- Khối lượng riêng: 1230 kg/m3
- Có thể chứa trong các thùng nhựa trong điều kiện bình thường mà không cần phải nạp vào các bình chịu áp lực cao như Nitơ hay CO2
- Bốc hơi và tự phân hủy trong 5 ngày khi tiếp xúc ánh sáng tự nhiên.
NOVEC phù hợp sử dụng dập tắt các đám cháy:
- Loại A: gỗ hoặc các loại vật liệu xenlulo
- Loại B: các chất lỏng dễ cháy
- Loại C: các loại thiết bị điện

1.2 Nguyên lý chữa cháy

Tương tự FM200, NOVEC khi được phun vào khu vực phát sinh đám cháy, các phân tử ngay lập tức hấp thụ nhiệt lượng của đám cháy và làm giảm nhiệt độ của đám cháy xuống dưới ngưỡng cháy bằng các phản ứng lý hóa học. Kết quả là đám cháy được dập tắt trong thời gian rất ngắn mà không tác động đến oxy và vật liệu cháy. Do chất chữa cháy không tác động đến oxy trong không khí của khu vực cháy nên con người vẫn có thể quan sát, thở và rời nơi có cháy một cách an toàn.

1.3 Ưu điểm của chất chữa cháy Novec

1.3.1 An toàn

Với nồng độ NOVEC™1230 thiết kế chữa cháy hiệu quả từ 4 - 6%, tính an toàn là tuyệt đối. Ngoài ra, khi chữa cháy, Novec không hấp thụ khí nên không gây hại cho con người trong khu vực phun khí
Ngoài ra, Novec 1230 không ảnh hưởng đến sắt, nhôm, đồng và các loại vật liệu khác như nhựa, cao su hay các hợp chất trong ngành điện. Do đó, không gây ra bất kỳ tác hại nào đến các thiết bị điện, điện tử trong khu vực chữa cháy.

1.3.2 Bảo vệ môi trường

NOVEC™1230 không phá hủy tầng Ozone (Zero ODP), không gây hiệu ứng ấm lên toàn cầu và hiệu ứng nhà kính (GWP) và tồn tại trong không khí chỉ trong 5 ngày.

1.3.3 Vệ sinh

Sau khi phun vào khu vực chữa cháy, Novec bốc hơi ngay, không lưu lại các cặn bã hoặc dầu và nó dễ dàng được loại bỏ hoàn toàn bằng cách thông gió. Do đó loại trừ được chi phí vệ sinh sau khi dập tắt đám cháy và tiết kiệm thời gian khắc phục hậu quả của đám cháy.

1.3.4 Hiệu quả

NOVEC™1230 dập tắt đám cháy rất nhanh chóng trong vòng dưới 10 giây trước khi lửa có thể phá hủy thiết bị, máy móc. Chữa cháy hiệu quả cho các đám cháy loại A, B và các thiết bị điện - điện tử.

2. Hệ thống chữa cháy Novec 1230

2.1 Tổng quan hệ thống chữa cháy Novec 1230

Hệ thống Novec là hệ thống chữa cháy sử dụng chất chữa cháy Novec 1230. Nó cung cấp khả năng dập tắt đám cháy hiệu quả và đặc biệt phù hợp với những khu vực có rủi ro cháy do các tác nhân điện hoặc điện tử.
Một hệ thống Novec có 2 chức năng: báo cháy và chữa cháy tự động. Thiết bị hệ thống chữa cháy Novec 1230 gồm những thành phần chính sau:

2.1.1 Bình khí

NOVEC được chứa trong bình thép dưới dạng lỏng với áp suất 25 bar, 42 bar hoặc 50 bar. Mỗi bình chứa sẽ có một đồng hồ đo áp lực, nắp che và một cổng nối để nối với thiết bị kích hoạt xả khí. Kèm theo mỗi bình chứa khí là các nắp đậy an toàn và nắp bảo vệ lắp vào ngõ xả và kích của bình khi không sử dụng. Những nắp này được lắp với mục đích ngăn ngừa các trường hợp xả khí không kiểm soát. Bình khí có các chuẩn 22L, 40L, 80L, 100L, 140L, 180L đối với hệ 42/ 50 bar và các chuẩn: 52L, 106L, 147L và 180L đối với hệ 25 bar.
 
binh chua khi novec 02
Bình Chứa NOVEC

2.1.2 Hệ thống đường ống dẫn khí

Hệ thống ống dẫn khí là loại ống thép đen hoặc ống thép tráng kẽm, tuân theo tiêu chuẩn ASTM 53 grade A hoặc tương đương. Chúng được sơn màu đỏ.

2.1.3 Đầu phun chữa cháy

Đầu phun được sử dụng để phun chất chữa cháy vào vùng cần bảo vệ. Đầu phun có hai loại, loại phun 180° và loại phun 360° với nhiều kích thước lỗ phun và đường ống khác nhau tùy theo vị trí sử dụng và yêu cầu thiết kế. 
Đầu phun được làm bằng thép không gỉ hoặc đồng thau.
 
dau phun novec 10
Đầu phun hệ thống chữa cháy Novec

2.1.4 Tủ điều khiển xả khí

Tủ điều khiển nhận tín hiệu báo cháy từ các đầu dò khói, xử lý, kích hoạt điều khiển xả khí và điều khiển hệ thống báo động. 
Tủ điều khiển hoạt động dựa trên nguyên tắc nhận đủ tín hiệu từ 2 zone đầu dò khói chéo mới kích hoạt hệ thống. Thời gian kích hoạt từ 30 – 60 giây tùy chế độ lập trình và thời gian phun từ 6 – 10 giây tùy lượng khí được thiết kế.
Tủ điều khiển sử dụng điện áp 230VAC, dòng điện 3A và có một nguồn dự phòng để cấp điện trong thời gian 24h khi xảy ra tình trạng mất điện.
 
tu dieu khien xa khi 01
Tủ Điều Khiển Chuyên Dùng Cho Hệ Thống Chữa Cháy NOVEC

2.1.5 Các đầu báo (Khói/nhiệt)

Các đầu dò dùng trong hệ thống NOVEC thông thường là đầu dò khói, loại quang điện (photoelectric). Chỉ một số ứng dụng đặc biệt cần sử dụng đầu dò nhiệt.
 
dau bao chay 01
Đầu Báo Cho Hệ Thống Chữa Cháy NOVEC

Đầu dò khói có nhiệm vụ phát hiện khói và gửi tín hiệu báo động về tủ điều khiển. Các đầu dò khói sẽ được lắp đặt theo nguyên tắc cross-zone (2 vùng chéo) để tăng hiệu quả dò khói và tránh tình trạng xả khí khi có báo cháy giả. 

2.1.6 Đầu kích hoạt xả khí

Đầu kích hoạt xả khí được gắn trực tiếp trên bình khí.
Có 3 loại đầu kích hoạt: loại tự động bằng điện, loại tự động bằng khí, loại bằng tay.
 
cac loai dau kich hoat xa khi 01
Các Loại Đầu Kích Hoạt Xả Khí

2.1.7 Chuông/đèn/còi báo cháy, nút nhấn hủy, nút xả khẩn

Chuông báo cháy và đèn chớp báo cháy loại chuyên dụng, báo động bằng âm thanh và tín hiệu trong trường hợp xảy cháy.
Chuông màu đỏ, đường kính 6”.  m lượng 85 dB. Sử dụng điện áp 24VDC.
Đèn chớp ánh sáng đỏ, còi âm lượng 82 dB. Sử dụng điện áp 24VDC.
 
chuong den coi bao chay 01
Chuông Đèn Còi Báo Cháy Cho Hệ Thống Chữa Cháy NOVEC

Nút nhấn hủy giúp dừng hiện tượng xả khí khi không có cháy. Nút xả khẩn giúp con người kích hoạt xả khí nhanh khi phát hiện đám cháy trước hệ thống báo cháy hoặc khi hệ thống báo cháy không hoạt động.
Ngoài ra còn có các bộ phận khác như: Đồng hồ chỉ thị áp lực, Van đầu bình, ống kích hoạt, đầu nối ống kích hoạt, van an toàn, van 1 chiều, công tắc áp lực..

2.2 Nguyên lý hoạt động

Khi có tín hiệu báo cháy trên một kênh, hệ thống phát ra tín hiệu cảnh báo. Khi kênh thứ hai đồng thời báo cháy, lúc này tủ trung tâm kích hoạt xả khí. Thời gian đếm ngược xả khí có thể thay đổi thông qua lập trình, thông thường là 30s/ 60s. Thời gian xả khí của hệ thống không dưới 8 giây và không quá 10 giây. 

Novec sẽ được nén dưới dạng chất lỏng trong bình chứa cùng với khí N2 để đảm bảo khi phun xả sẽ được đẩy ra ngoài bao phủ hết không gian trong phòng cần chữa cháy thông qua các đường ống và đầu phun dạng hở loại 360° hoặc 180° dưới dạng khí. Lượng chất phải được tính toán cẩn thận để bảo đảm mật độ phun cần thiết, không vượt ngưỡng cho phép đối với khu vực có người là 9%. 

2.3 Ưu điểm

- Vật tư và thi công cho đường ống đơn giản, nhờ áp lực làm việc của bình thấp
- Thời gian kích hoạt nhanh, tầm 10s như vậy sẽ giảm thiểu được thiệt hại do cháy gây nên
- Không gây thiệt hại cho tài sản trong quá trình chữa cháy
- Tiết kiệm được chi phí vệ sinh sau khi chữa cháy
- Có thể đặt bình khí trong khu vực cần chữa cháy

2.4 Cơ chế hoạt động

Gồm 2 cơ chế:

2.4.1 Chế độ tự động

Hệ thống sẽ được kích hoạt phun xả sau khi trải qua 2 mức cảnh báo:
- Cảnh báo mức 1 (chưa phun xả khí): Khi 1 trong 2 loại đầu báo (đầu báo khói hoặc đầu báo nhiệt) trong cùng 1 khu vực báo tín hiệu, trung tâm điều khiển sẽ phát tín hiệu cảnh báo mức 1. Lúc này tủ sẽ tác động đến chuông báo với ý nghĩa cảnh báo mọi người có sự cố cháy.
- Cảnh bảo mức 2: Khi cả 2 loại đầu báo (đầu báo khói và đầu báo nhiệt nhiệt) trong cùng 1 khu vực bị tác động, trung tâm điều khiển sẽ phát tín hiệu cảnh báo mức 2, lúc này tủ điều khiển sẽ tác động chuông và còi đèn để báo cho mọi người có sự cố cháy và hệ thống chuẩn bị phun xả khí.

Sau thời gian lập trình cho mọi người di tản ra khỏi khu vực nguy hiểm, tủ trung tâm cấp điện cho van điều khiển (solenoid) để kích hoạt các bình chứa khí Novec. Lúc này Novec được phun ra dưới dạng khí để dập tắt đám cháy.

Sau thời gian lập trình (kể từ khi có cảnh báo cấp 2), nếu phát hiện trong phòng vẫn còn người hoặc vì lí do nào đó chưa thể phun xả khí, có thể nhấn và giữ nút ABORT của khu vực đó để trì hoãn quá trình kích hoạt van điều khiển hệ thống chữa cháy. Khi buông nút nhấn này ra, hệ thống sẽ bị kích hoạt sau 30 giây.

2.4.2 Cơ chế bằng tay

Khi có nhận thức về đám cháy hoặc chế độ tự động không hoạt động, người điều nhấn nút EXTINGHUISHANT RELEASE. Lúc này trung tâm điều khiển phát tín hiệu cảnh báo và xả khí chữa cháy ngay lập tức.
Ngoài việc kích hoạt, tủ trung tâm còn cấp tiếp điểm hoặc nguồn 24VDC để cắt hệ thống quạt thông gió, cắt nguồn cung cấp, giao tiếp với hệ thống báo cháy của toàn khu vực.

2.5 Ứng dụng

 
ung dung cua he thong chua chay fm200 01
Khu vực ứng dụng hệ thống chữa cháy Novec

Hệ thống chữa cháy sạch Novec phù hợp sử dụng để chữa cháy cho các đám cháy lớp A, B và C. Với tính chất không gây ăn mòn, không gây dẫn điện, không gây hư hỏng và không để lại tồn dư vật chất ở các linh kiện điện tử nhạy cảm sau khi xả chữa cháy, hệ thống chữa cháy Novec 1230 được ứng dụng chữa cháy hiệu quả nhất cho các khu vực: 
- Trung tâm dữ liệu
- Phòng thiết bị viễn thông
- Phòng máy tính
- Phòng điều khiển
- Phòng máy cho tàu biển
- Thư viện sách quý hiếm
- Viện bảo tàng
- Phòng trưng bày nghệ thuật
- Thiết bị ghi hình và kho lưu trữ
- Ngành công nghiệp hoá dầu
- Phòng chứa thiết bị y tế
- Phòng Thiết bị điện tử và kho dữ liệu, kho lưu trữ
- …

3. Hệ Novec 1230 đơn vùng

Hệ thống chữa cháy Novec phổ biến nhất là hệ đơn vùng.
Hệ này sử dụng 1 hoặc nhiều bình để chữa cháy cho khu vực được bảo vệ.
Tùy theo điều kiện của khu vực cần bảo vệ mà hệ thống Novec được chia thành các nhóm:

3.1 Hệ đơn vùng 1 bình

Thường dùng để chữa cháy cho các phòng có diện tích nhỏ.
Gồm các bộ phận:
1. Bình chứa Novec
2. Đai kẹp bình
3 Đồng hồ đo áp suất
4. Đầu kích điện
5. Đầu kích bằng tay
6. Đầu phun.
 
Hệ thống chữa cháy Novec đơn vùng 1 bình
Hệ thống chữa cháy Novec đơn vùng 1 bình

Hệ thống có tích hợp khả năng kích hoạt bằng tay.

3.2 Hệ đơn vùng sử dụng nhiều bình

Đối với các phòng có diện tích lớn, lượng khí cần dùng để chữa cháy sẽ nhiều hơn vì vậy sẽ cần dùng nhiều bình chứa hơn (>1).
Đối với hệ đơn vùng sử dụng nhiều bình chứa thì bình đầu tiên được kích hoạt bằng đầu kích điện và đầu kích tay, các bình tiếp theo được kích hoạt liên hoàn bằng dòng khí từ bình đầu tiên.
 
he thong don vung nhieu binh 01
Hệ thống Novec đơn vùng sử dụng nhiều bình

Gồm các thành phần:
1. Bình chứa
2. Đai kẹp bình
3. Đồng hồ đo áp suất
4. Đầu kích điện
5. Đầu kích bằng tay
6. Ống nối xả khí
7. Thiết bị nén khí
8. Ống nối kích hoạt
9. Adapter M12x1,5
10. Van an toàn
11. Van một chiều
12. Ống góp
13. Đầu phun.

Hệ thống có tích hợp khả năng kích hoạt bằng tay.

4. Hệ phân vùng

Để chữa cháy cho nhiều vùng khác nhau cũng như có thể giải phóng được không gian và tiết kiệm chi phí cho việc đầu tư và lắp để thì hệ Novec phân vùng là một giải pháp rất lý tưởng.
Nhìn chung hệ phân vùng cũng giống như hệ đơn vùng. Điểm khác biệt duy nhất là hệ phân vùng sử dụng 1 cụm bình khí (các bình khí phải có cùng kích cỡ và được nạp đầy như nhau) để bảo vệ tất cả các khu vực. Mỗi khu vực được kết nối với 1 van chọn vùng riêng, khi có cháy tủ điều khiển trung tâm mở đúng van chọn vùng tương ứng và chỉ xả vào đúng 1 khu vực đó.
Hệ phân vùng bảo vệ nhiều khu vực khác nhau, trong trường hợp các khu vực được bảo vệ này có diện tích khác nhau thì lượng khí chữa cháy trong bình luôn được tính toán dựa vào khu vực lớn nhất thay vì dựa vào khối lượng khí kết hợp của tất cả khu vực. Nếu những khu vực nhỏ hơn có cháy thì lượng khí chữa cháy thích hợp (ít hơn) sẽ được phun vào khu vực đó. 
Nhờ có các bình dự phòng, nên lượng chất chữa cháy của hệ thống luôn được đảm bảo, thậm chí ngay sau khi bị kích hoạt thì hệ thống vẫn hoạt động liên tục và không bị gián đoạn.
Các thành phần chính của hệ chữa cháy phân vùng

 
multi zone system 01
Hệ thống chữa cháy Novec phân vùng

1

Bình chứa

8

Van 1 chiều

15

Van chọn vùng

2

Đai kẹp bình

9

Ống góp

16

Giá đỡ van chọn vùng

3

Đồng hồ giám sát áp lực               

10

Ống nối kích hoạt

17

Thiết bị khoá kích hoạt

4

Van đầu bình

11

Công tắc giới hạn

18

Van an toàn

5

Van an toàn

12

Công tắc giới hạn

19

Ống góp điều khiển dòng khí kích hoạt

6

Ống nối xả khí

13

Đường ống dẫn khí

20

Giám sát trọng lượng bình kích CO2

7

Đầu kích hoạt xả bằng khí

14

Van chọn vùng

21

Bình kích CO2

5. Thiết kế, lắp đặt, bảo trì và sửa chữa

5.1 Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 2622:1995 về thiết kế PCCC cho nhà ở và công trình
- TCVN 3890:2009 về phương tiện PCCC cho nhà ở và công trình
- TCVN 5738:2001 về thiết kế hệ thống báo cháy tự động
- TCVN 5760:1993 về thiết kế hệ thống chữa cháy tự động
- TCVN 7161-1:2009 về thiết kế hệ thống chữa cháy bằng khí
- TCVN 7161-9:2009 về thiết kế hệ thống chữa cháy FM200 (HFC 227EA)
- Tiêu chuẩn quốc tế NFPA 2001 về thiết kế hệ thống chữa cháy bằng khí sạch

Yêu Cầu Thiết Kế
- Nồng độ khí chữa cháy 4.5%
- Thời gian xả khí chữa cháy phải nằm trong khoảng từ 8 giây đến 10 giây

5.2 Các bước thiết kế

Bước 1: Xác định dạng công trình để chọn nồng độ chữa cháy thích hợp
Bước 2: Từ kích thước phòng tính toán lượng khí cần thiết để chữa cháy
Công thức tính khối lượng khí cần thiết để chữa cháy

 
W = (v*c) / {s*(100-c)}

W: khối lượng khí cần thiết để chữa cháy (kg)
V: thể tích phòng cần chữa cháy (m³)
s: hệ số hóa hơi của Novec khi phun ra khỏi bình  (m³/kg); s = 0.0722 ở 21ºC
c: nồng độ khí cần thiết để dập tắt đám cháy
Bước 3: Lựa chọn bình chứa phù hợp
Cần chọn bình có thể chứa đủ lượng novec tính ra ở trên và đảm bảo thời gian phun xả trong vòng 10s.
- Bình chứa novec được sản xuất đáp ứng những yêu cầu của DOT và có bộ phận nối với van xả. Tất cả các bình khí novec đều được nén khí nitrogen (N2). Bình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001
Bước 4: Xác định số lượng đầu phun
Dựa vào lượng khí cần thiết để chữa cháy và hiện trạng thực tế khu vực để chọn số lượng đầu phun và bố trí các đầu phun cho hợp lý, có thể tham khảo bảng bên dưới để chọn số lượng đầu phun cho thích hợp:
 
bang xac dinh so luong dau phun 01
Bảng xác định số lượng đầu phun dựa vào lượng khí xả

Trường hợp nếu khu vực được bảo vệ có chiều cao vượt quá giới hạn bảo vệ của 1 đầu phun (thông thường cao độ tối đa của đầu phun Novec là 5m) thì cần chia khu vực đó thành 2 lớp đầu phun ở 2 cao độ khác nhau nhằm đảm bảo lượng khí khi phun ra phân đố đều trong khu vực trong khoản thời gian cho phép 8-10s.
Bước 5: Phác họa sơ đồ không gian các đường ống dẫn khí từ bình chứa đến đầu phun.
Các nguyên tắc quan trọng nhất trong việc thiết kế đường ống dẫn khí:
Nguyên tắc 1: Bố trí các đầu phun, các đường ống dẫn khí càng cân bằng càng tốt
- Hệ thống đường ống cân bằng: khoảng cách và đường kính đường ống dẫn khí từ van đầu bình đến các đầu phun là như nhau. Điều này có nghĩa là các đầu phun có kích cỡ giống nhau và kích thước lỗ đầu phun cũng như nhau.
 
he thong duong ong can bang 02
Hệ thống đường ống cân bằng

- Hệ thống đường ống không cân bằng: khoảng cách và đường kính đường ống dẫn khí từ van đầu bình đến các đầu phun khác nhau, vì vậy áp lực và lượng khí tại mỗi đầu phun cũng không giống nhau.
 
he thong duong ong khong can bang 02
Hệ thống đường ống không cân bằng

Nguyên tắc 2: Phải tuân theo quy luật phân chia lượng khí trong đường ống khi chia T (tee)
 
Quy Tắc Rẽ Nhánh Trong Hệ Thống Đường Ống Dẫn Khí
Quy Tắc Rẽ Nhánh Trong Hệ Thống Đường Ống Dẫn Khí
Nguyên tắc 3: Bố trí đường ống dẫn khí sao cho các điểm đường ống chia khuỷu (Elbow) thấp nhất có thể, vì các điểm elbow này gây tổn thất áp suất cao nhất.
Bước 6: Ước tính kích cỡ các đoạn ống dẫn khí
Lựa chọn kích cỡ đường ống dẫn khí dựa vào bảng tính sau:

 
uoc tinh kich thuoc ong dan khi 02

Bước 7: Nhập các thông số thiết kế vào phần mềm, điều chỉnh lại các thông số nếu cần thiết, cuối cùng xuất ra report thiết kế.

5.3 Lắp đặt

Thi công, lắp đặt hệ thống chữa cháy Novec 1230 đúng cách sẽ đảm bảo được tính an toàn và hiệu quả. An Phát xin chia sẻ cách thi công chính xác như sau:

5.3.1 Lắp đặt bình chứa 

Bình chứa Novec có áp lực nên cần có thiết bị cố định bình đảm bảo an toàn khi xả. 
 
dai kep binh
Cố định bình bằng đai kẹp

Đầu tiên xác định vị trí thực tế của bình chứa dựa trên bản vẽ đã được phê duyệt. Đánh dấu các lỗ khoan trên tường phù hợp với giá lắp bình. Khoan lỗ phù hợp với tắc kê lắp giá bình lên tường bằng tắc kê. Giá đỡ bình khí có nhiều loại và phù hợp với điều kiện khác nhau. Giá lắp bình có thể thiết kế gồm 2 thanh thép cố định trên tường đối với tường bê tông và sử dụng đai kẹp bình lắp chặt bình vào 2 thanh thép, giá lắp bình cần được gia công một cách chắc chắn đảm bảo an toàn. Nếu bình chứa được đặt ngoài trời, giá lắp bình cần phải có phần chân đế để tránh bình tiếp xúc trực tiếp mặt đất và cần phải có mái che cho chúng, tránh ánh nắng trực tiếp ảnh hưởng nhiệt độ và áp suất của bình. Lắp bình trên khung giá lắp và siết chặt bình trên khung với đai kẹp bình được cung cấp bằng bu lông. Nếu vách tường khu vực đặt bình không đủ chắc chắn thì giá đỡ bình cần được thiết kế chắc chắn và ít phụ thuộc vào tường.

5.3.2 Lắp đầu kích hoạt

Trước khi lắp đầu kích hoạt cần kiểm tra để tránh rủi ro kích hoạt xả khí khi đang lắp đặt
Lắp đầu kích hoạt xả khí bằng điện: Để tránh rủi ro kích hoạt xả khí khi đang lắp đặt, kiểm tra chốt kích hoạt, nếu nó đang ở vị trí kích hoạt thì đưa lại về đúng vị trí. Tháo rời bộ phận kết nối với hệ thống báo cháy ra khỏi đầu kích điện hoặc chỉ lắp đầu kích lên bình khi hệ thống đã hoàn toàn ổn định.
 
cac loai dau kich hoat xa khi 02
Các loại đầu kích hoạt xả khí

Lắp đầu kích hoạt bằng tay: cần chú ý kiểm tra chốt an toàn trên đầu kích có còn nguyên vẹn, lắp trực tiếp đầu kích lên van bình khí hoặc lắp lên đầu kích bằng điện.
-Lắp đầu kích hoạt xả khí bằng khí: Đầu kích bằng khí được lắp đặt phía trên van đầu bình.

5.3.3 Lắp đặt đường ống

Sơn đường ống: Làm sạch ống bằng khăn bông để loại bỏ bụi hoặc mỡ trên các đường ống. Sau khi lau chùi, sơn các đường ống với lớp sơn lót. Đảm bảo tất cả các mặt (trên và dưới) đều được sơn đồng đều. Đặt ống sơn trong điều kiện thông gió tốt trong 24 giờ để sơn khô. Sau khi sơn được làm khô, sơn các đường ống với lớp sơn hoàn thiện. Đảm bảo tất cả các mặt (trên và dưới) đều được sơn đồng đều.
 
co dinh duong ong bang ty 02
Cố định đường ống lên trần bằng Ty

Lắp đặt hệ thống hỗ trợ ống: Các đường ống cần được lắp chắc chắn, tránh nguy hiểm khi xả khí nên cần các thiết bị hỗ trợ.
-Với các đường ống đi trên tường cần được cố định bằng đai đỡ đường ống.
-Với mỗi một đoạn chiều dài ống thì cần bố trí 1 đai đỡ tùy theo kích thước đường. Tại các vị trí đường cong, cần 2 đai đỡ.
-Đối với các đường ống đi trên trần, có thể cố định đường ống bằng ty.
- Đặc biệt phần đường ống gần đầu phun cần được gia cố chắc chắn bằng giá đỡ T hoặc giá đỡ U chắc chắn hơn.
- Phần ống ở gần van bình chứa cần được cố định bằng một đến hai đai đỡ để đảm bảo an toàn khi xả khí.
 
co dinh duong ong gan van dan khi 02
Cố định đường ống gần van bình khí

5.3.4 Tiến hành lắp đặt

Xác định vị trí thực tế của móc treo trên bản vẽ. Đánh dấu vị trí lắp đặt tắc kê. Khoan lỗ để ấn góc giá lắp bu lông lên tường và cũng để lắp đặt các đường ống bằng then "U" theo yêu cầu kích cỡ ống. Xác định các vị trí theo bản vẽ và đánh dấu các lỗ được khoan trên tường. Khoan lỗ trên vị trí được đánh dấu theo kích cỡ tắc kê. Chèn tắc kê vào lỗ. Cần phải ràng buộc cứng ở mỗi đầu phun, tee và nơi thay đổi hướng.
Gia công rãnh đường ống:
- Cắt đường ống theo chiều dài yêu cầu. Kiểm tra các đầu cắt của ống, đảm bảo mặt cắt phẳng. Lắp đúng đầu dao gia công lên máy gia có kích thước phù hợp với đường ống tương ứng. Chèn phần cuối của ống được gia công rãnh vào giữa các dao gia công của máy. Hỗ trợ đầu kia của đường ống bằng cách sử dụng giá đỡ đường ống.
- Khởi động máy cùng lúc việc đẩy đường ống về phía máy để ống không trượt ra khỏi khuôn. Gia công rãnh ống cho đến chiều sâu yêu cầu.
Kỹ thuật cắt ren: Cắt đường ống theo chiều dài yêu cầu, kiểm tra mặt cắt, đảm bảo các mặt cắt phẳng. Lắp đúng đầu dao gia công vào răng ren trên máy gia công ren với kích thước đường ống tương ứng. Chèn phần cuối của ống được gia công vào giữa các dao gia công của máy. Hỗ trợ đầu kia của đường ống bằng cách sử dụng giá đỡ đường ống, khởi động máy và đưa đầu ống vào vị trí gia công. Gia công ren đến chiều dài yêu cầu. Nới lỏng và lấy đường ống ra sau đó tiếp tục gia công đầu còn lại.
Kỹ thuật lắp ghép: Gia công rãnh cuối đường ống theo kỹ thuật của nhà sản xuất, đặc điểm của dự án và ý kiến của nhà tư vấn. kiểm tra ống phải không có vết lõm, biến dạng hoặc dấu vạch trên bề mặt từ phần cuối của rãnh để đảm bảo miếng đệm được kín, tránh rò rỉ khí. Tiến hành lắp vòng đệm vào cuối đường ống đảm bảo vòng đệm không nhô ra khỏi ống. Kết nối hai đầu ống với nhau, trượt vòng đệm vào vị trí giữa các rãnh trên mỗi đường ống. Không nên để vòng đệm quá đi về phía nào của 2 ống. Nới lỏng bu lông và đai ốc để thực hiện tính năng “swing-over”.  Với 1 đai ốc và 1 bolt nới lỏng, sử dụng tính năng "swing-over" để định vị vị trí trên đệm và vào các rãnh trên cả hai đường ống. Vặn chặt đai ốc và các miếng đệm để đảm bảo các khớp nối được thắt chặt.
Cài đặt khớp nối T:
- Khoan lỗ theo yêu cầu của nhà sản xuất, đặc điểm dự án và sự chấp thuận của tư vấn. Tháo 1 đai ốc và bu lông khỏi vỏ. Tháo đai ốc còn lại cho đến khi nó bung tới đuôi của bu lông. Tháo băng keo và nâng miếng đệm ra từ khớp T. Kiểm tra miếng đệm để chắc rằng nó phù hợp với thiết kế. Bôi một lớp dầu bôi trơn silicon mỏng để lót môi vào bên ngoài miếng đệm. Đặt lại miếng đệm vào trong khớp T.
 
khop noi chua t 03
Khớp nối - T

- Xoay phần vỏ dưới 1 góc 90 độ so với phần vỏ trên của lỗ. Đảm bảo vòng trục còn nằm bên trong lỗ bằng cách lắc vỏ trên của lỗ. Lắp bu lông vào lỗ và ngón tay giữ chặt đai ốc. Đảm bảo đai ốc cố định trên vỏ. Đảm bảo vòng trục nằm trong lỗ thoát và các vị trí của rãnh được canh lề đúng. Vặn chặt đai ốc cho đến khi vỏ bên trên tiếp xúc bề mặt miếng đệm sau đó lắp cứng khớp T.
Lắp đặt vít: Kiểm tra độ dài đường ống yêu cầu dựa trên bản vẽ cửa hàng đã được phê duyệt. Đánh dấu chiều dài mong muốn trên đường ống và cắt nó. Đảm bảo mặt cắt đường ống phẳng. Đặt ống vào máy và gia công ren nó. Tháo dầu ra khỏi đầu ống sau khi gia công ren và quấn nó với băng Jute và Boss White hoặc Teflon. Lắp ống vào đầu vít.
Lắp đặt đầu phun: Sau khi lắp đặt ống theo bản vẽ đã được phê duyệt. Ta bắt đầu tiến hành lắp đặt đầu phun tại vị trí được chỉ ra trong bản vẽ được phê duyệt. Đầu tiên lắp bộ phận hỗ trợ gần chỗ uốn cong cuối cùng của mỗi vị trí đầu phun. Tất cả các đầu phun xuống đến 180 độ đòi hỏi phải gia cường theo hướng ngược lại hướng xả. Đảm bảo rằng không có dư lượng nào có trong ống trước khi lắp vòi. Lắp các đầu phun bằng cách thắt chặt các đầu của chúng vào đầu cuối của ống tại vị trí được xác định trên bản vẽ đã được phê duyệt.

5.3.5 Lắp đặt cáp

5.3.5.1 Lắp theo phương án ống dẫn dây GI
Sử dụng ống dẫn dây để cố định và bảo vệ dây cáp với một số tác nhân gây hại.
 
ong di dau gi 03
Ống đi dây GI

Đầu tiên chúng ta đánh dấu vị trí tuyến cáp theo bản vẽ. Sau khi đã xác định được tuyến cáp, tiến hành lắp đai đỡ cho ống dẫn bằng tắc kê và ốc vít. Ống GI cần được cắt theo chiều dài quy định và tiện ren. Việc gia công ren được tiến hành trên bàn tiện ren. Ta xoay bàn tiện ren theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ 2.5 vòng để khử đi mạt kim loại tích trữ, điều này cho phép việc gia công được sạch sẽ hiệu quả và không sợ bị tước. Sau khi hoàn thành, tiến hành khoét bên trong thành ống. Việc này tránh cho cáp va vào các gờ kim loại.
 
dai do omega 03
Đai đỡ omega

Các đai đỡ sẽ hỗ trợ hoạt động theo chiều ngang và cách nhau không quá 1m. Mỗi đường cong sẽ được hỗ trợ bằng 2 đai đỡ ở hai bên. Mỗi 15m ống hay mỗi khi qua hai khúc cua chúng ta nên đặt một hộp “box cap”. Khe cắm ống dẫn hoàn chỉnh với hai khớp nối ren của ống dẫn. Trong trường hợp giao nhau thì khớp T, hộp chéo, hộp Tee thường được sử dụng để nối ống dẫn. Sau khi ống dẫn đã được cố định, ta kiểm tra bản vẽ để đảm bảo đã lắp đặt theo đúng thiết kế. Lắp các ống dẫn bằng đai đỡ và ốc vít. Có thể tăng chiều dài ống dẫn bằng cách ghép nối, sử dụng bộ ghép nối GI. Chạy dây cáp yêu cầu qua ống dẫn.
 
dao khoet 03
Dao khoét
5.3.5.2 Lắp theo phương pháp cáp hở
Đầu tiên tiến hành đánh dấu vị trí tuyến cáp theo bản vẽ. Sau khi xác định tuyến cáp, lắp dây cáp bằng các kẹp cáp kết hợp tắc kê và ốc vít.
Đây là một phương pháp thay thế cho phương án đi dây cáp bằng ống dẫn, tiết kiệm chi phí nhưng rủi ro cao bởi các tác nhân bên ngoài.

5.3.6 Lắp đặt hệ thống báo cháy

Đầu tiên tiến hành đánh dấu vị trí của các thiết bị theo bản vẽ. Lắp phần đế của các thiết bị bằng tắc kê và ốc vít. Đánh dấu cáp theo yêu cầu (in/out/loop) nếu cần. Tiến hành thi công đường cáp theo các bước như phần IV.
Đánh dấu vị trí các đầu báo, nút nhấn, chuông đèn còi báo cháy theo bản vẽ. Tiến hành lắp đặt đế cho chuông đèn còi nút nhấn. Kiểm tra các thiết bị và tiến hành lắp đặt.
 
tu bao ve 03
Tủ bảo vệ

Đánh dấu vị trí tủ trung tâm theo bản vẽ. Cắt hoặc khoang phải theo đánh dấu của nhà thầu dân dụng. Lắp ống PVC bên trong đường cắt để che dấu. Sử dụng ống dẫn GI để đi dây cáp đến tủ trung tâm.cần lắp ống dẫn riêng cho nguồn chính. Lắp tủ trung tâm bằng tắc kê và ốc vít. Sau khi lắp tủ trung tâm, ta bắt đầu đi vào đường dẫn hoặc thanh ray trong tủ trung tâm. Cuối cùng, đánh dấu dây cáp bằng thẻ và kết nối dây cáp vào các bộ phận của tủ trung tâm theo thiết kế.
Tủ trung tâm có thể được đặt trong một tủ bảo vệ để đảm bảo an toàn cho hệ thống.

5.3.7 Kết nối hệ thống báo cháy và hệ thống Novec

Đồng hồ đo áp lực: Kết nối đồng hồ đo áp lực về tủ trung tâm báo cháy dành cho hệ thống Novec nếu đồng hồ đo là loại có giám sát. Kiểm tra tín hiệu của đồng hồ về tủ.
 
dong ho do ap luc 03
Đồng hồ đo áp lực

Kết nối van kích hoạt bằng điện: Cần phải tiến hành kiểm tra tín hiệu từ tủ đến van kích hoạt bằng điện. Đảm bảo rằng không có tín hiệu xả khí đang được kích hoạt. Kết nối van kích hoạt bằng điện và tủ trung tâm báo cháy sau đó tiến hành kiểm tra kích hoạt thử để kiểm tra tín hiệu (Van kích bằng điện chưa được lắp lên bình khí).

5.3.8 Lập trình và chạy thử hệ thống Novec

5.3.8.1 Lập trình 
Hệ thống được lập trình để hoạt động ở 2 chế độ. Tùy theo thương hiệu thiết bị báo cháy khác nhau ta có cách lập trình khác nhau với các yêu cầu cơ bản.

* Chế độ tự động: Khi chỉ có một loại đầu báo cháy (hoặc nhiệt hoặc khói) cảm biến được nhiệt hoặc khói trong cùng khu vực, tủ trung tâm phát tín hiệu cảnh báo mức 1, tác động chuông của khu vực đó để cảnh báo mọi người có sự cố cháy, van kích hoạt xả khí bằng điện kích bình chứa Novec chưa bị tác động.
Khi cả hai loại loại đầu báo cháy khác loại (vừa nhiệt vừa khói) trong cùng khu vực bị tác động, tủ trung tâm phát tín hiệu cảnh báo mức 2, tác động chuông và còi của khu vực đó. Sau một thời gian trễ (30 giây) đủ cho mọi người di tản ra khỏi khu vực nguy hiểm, tủ trung tâm cấp điện cho van kích bằng điện để kích hoạt bình chứa Novec.
Nếu trong thời gian 30 giây (kể từ lúc có cảnh báo cấp 2), có thể nhấn và giữ nút ABORT của khu vực đó, để trì hoãn quá trình kích hoạt van điều khiển. Khi buông nút nhấn này ra, hệ thống sẽ bị kích hoạt sau 30 giây.

* Chế độ bằng tay: Hệ thống sẽ tác động phun Novec, khi nút nhấn xả khí bị tác động, lúc này trung tâm phát tín hiệu cảnh báo (tác động còi của khu vực đó) xả Novec vào khu vực cần bảo vệ.
Ngoài việc kích hoạt hệ thống chữa cháy, tủ trung tâm còn cấp tiếp điểm hoặc nguồn 24VDC để cắt hệ thống quạt thông gió, cắt nguồn cung cấp, giao tiếp với hệ thống báo cháy của tòa nhà.
5.3.8.2 Chạy thử
- Kiểm tra để chắc chắn rằng đầu kích xả khí bằng điện đã được lấy ra khỏi bình Novec (Xem lại bước 2).
- Tiến hành kiểm tra đầu báo khói hoặc nhiệt bằng dụng cụ kiểm tra đầu báo đã chuẩn bị. Sau khi kiểm tra, có tín hiệu báo cháy về tủ, chuông báo cháy sẽ vang lên. Nếu không có tín hiệu về tủ hoặc chuông không hoạt động, tiến hành kiểm tra và xử lý ngay.
Tiếp theo, kiểm tra loại đầu báo còn lại. Khi có tín hiệu từ đầu báo này, đèn còi sẽ hoạt động, tiến hành kiểm tra nếu không có tín hiệu về tủ hoặc đèn còi không hoạt động.
- Sau khi đèn còi hoạt động, chờ hết thời gian đếm ngược xả khí và quan sát xem đầu kích bằng điện có được kích hoạt đúng thời điểm không, nếu đầu kích không kích hoạt hoặc kích hoạt sớm hơn hay trễ so với cài đặt thì phải kiểm tra kết nối giữa tủ và đầu kích điện, kiểm tra lập trình tủ. Reset trạng thái tủ điều khiển xả khí và đầu kích bằng điện để tiến hành bước kiểm tra kế tiếp.
- Sau khi tiến hành kiểm tra hệ thống đầu báo cháy tự động, bắt đầu kiểm tra nút nhấn kích hoạt xả khí và nút nhấn hủy xả khí. Quan sát xem đầu kích điện có được kích hoạt đúng thời điểm không, nếu đầu kích không kích hoạt hoặc kích hoạt sớm hơn hay trễ so với cài đặt thì phải kiểm tra kết nối giữa tủ và đầu kích điện, kiểm tra lập trình tủ. Reset trạng thái tủ điều khiển xả khí và đầu kích điện để tiến hành bước kiểm tra kế tiếp.
- Kích hoạt nút nhấn xả khí và đèn còi xả khí hoạt động. Chờ hết thời gian đếm ngược xả khí, kiểm tra bao lâu thì bình Novec có đèn báo đã kích hoạt trên tủ điều khiển. Nếu nghe tiếng kêu tách từ van kích hoạt tức nút nhấn và đèn còi xả khí hoạt động bình thường.
*** Chú ý rằng ta chỉ nghe tiếng tách từ van kích hoạt nhưng không xả khí do chúng ta đã mở van điện từ kích hoạt từ trước.
- Kích hoạt xả khí lần nữa, trong thời gian đếm ngược xả khí, nhấn giữ nút nhấn hủy xả khí (abort) để kiểm tra chức năng.
- Sau khi chạy thử hệ thống, cho hệ thống báo cháy về trạng thái bình thường, cần chắc chắn rằng không có tín hiệu xả khí đang được kích hoạt.
- Kiểm tra đầu kích xả khí bằng điện và bằng tay.
- Lắp đặt đầu kích vào bình khí.

5.4 Vận hành

5.4.1 Khi tủ điều khiển báo cháy

Lúc này chuông báo cháy và còi tại tủ kêu liên tục.
Bước 1: Xem trên tủ điều khiển hiển thị khu vực nào bị kích hoạt 
Bước 2: Kiểm tra tại khu vực đó xem có xảy ra cháy không:

Trường hợp 1: Nếu có cháy thật:
Bước 1: Cho phép mọi người di tản.
Bước 2: Kích hoạt “Nút xả khí khẩn cấp” cho hệ thống làm việc tức thời. 

Trường hợp 2: Nếu báo cháy giả:
Bước 1: Nhấn nút “SILENCE” trên tủ điều khiển để tắt chuông/ còi.
Bước 2: Nhấn và giữ nút “Dừng xả khí” bên dưới tủ điều khiển 
Bước 3: Đồng thời nhấn nút “RESET” để reset lại hệ thống.

5.4.2 Khi tủ điều khiển báo lỗi

Lúc này còi trên tủ điều khiển kêu liên tục, các đèn báo hiệu và màn hình chỉ thị lỗi hiện tại.
Bước 1: Nhấn nút “SILENCE” tắt còi trên tủ điều khiển
Bước 2: Xử lý lỗi.
Bước 3: Nhấn nút “RESET” để hệ thống hoạt động lại bình thường.

5.5 Bảo trì và sửa chữa

5.5.1 Chuẩn bị

Việc chuẩn bị các dụng cụ trước khi tiến hành kiểm tra bảo trì là cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và tiến độ công việc.
Để tiến hành kiểm tra bảo trì hệ thống Novec chúng ta cần có những công cụ cần thiết sau đây:

 

1. Dụng cụ thử đầu báo

6. Bình khí Ni tơ với áp lực lớn hơn áp lực của bình chứa Novec

2. Cọ và máy hút bụi

7. Nước xà phòng

3. Dụng cụ reset đầu kích điện

8. Bộ vít đa năng, cờ lê mỏ lết

4. Khăn sạch

9. Một số dụng cụ khác tùy theo nhà sản xuất hệ thống Novec

5. Đồng hồ VOM

 

5.5.2 Kiểm tra và vệ sinh

Tiến hành kiểm tra hệ thống và vệ sinh thiết bị theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra đồng hồ
Tiến hành kiểm tra thông tin trên đồng hồ đo áp lực:
- Nếu áp lực trong mức an toàn, tiến hành xả một ít nitơ từ bình để kiểm tra đồng hồ.
- Nếu áp lực vượt áp lực, tiến hành xả bớt Nitơ của bình để điều chỉnh áp lực bình về mức an toàn.
- Nếu đồng hồ hiển thị áp lực giảm xuống dưới mức cho phép. Tiến hành kiểm tra tủ trung tâm xem có tín hiệu từ đồng hồ không, nếu không có phải kiểm tra đồng hồ, tủ và kết nối từ đồng hồ về tủ.Tiến hành nạp Nitơ để điều chỉnh áp lực bình về mức hoạt động an toàn.

Bước 2: Kiểm tra bên ngoài bình và van bình
- Quan sát bên ngoài bình khí. Kiểm tra xem có dấu vết va đập hay rỉ sét không.
- Kiểm tra độ kín của van bình khí bằng cách sử dụng nước xà phòng bôi lên van, quan sát xem có bọt khí thoát ra ở van không. Nếu có bọt khí thoát ra phải thông báo cho nhà sản xuất.
- Kiểm tra đầu kích bằng tay xem cần kích hoạt đang ở vị trí nào. Chốt an toàn có còn nguyên không. Tiến hành tháo rời đầu kích điện để tiện cho việc kiểm tra chạy thử ở phần sau.
- Sau khi kiểm tra, vệ sinh bình khí và đầu kích hoạt bằng khăn sạch.

Bước 3: Kiểm tra và vệ sinh hệ thống báo cháy
Đầu tiên phải kiểm tra và vệ sinh tủ trung tâm:
- Quan sát vỏ ngoài tủ, kiểm tra các điểm kết nối dây.
- Kiểm tra màn hình hiển thị: chức năng cảm ứng, phím chức năng…
- Kiểm tra trạng thái tủ điều khiển: Tình trạng báo cháy, báo lỗi,… ghi nhận thông tin, tiến hành xử lý, đảm bảo hệ thống hoạt động bình thường, thuận lợi cho việc tiến hành chạy thử.
 
he thong bao chay 02
Vệ sinh chuông đèn còi báo cháy
- Tháo rời ắc quy để kiểm tra chức năng giám sát ắc quy. Đo nguồn của ắc quy.
- Lắp ắc quy và tắt nguồn điện chính để kiểm tra chức năng giám sát nguồn chính của tủ. 
- Sử dụng cọ và máy hút bụi để vệ sinh tủ.
Tiếp theo ta tiến hành vệ sinh đầu báo:
- Tháo đầu báo xuống dùng cọ vệ sinh bên trong, bên ngoài, lau sạch bụi bẩn bám vào bên trong đầu báo.
- Kiểm tra đấu nối dây tín hiệu vào đế đầu dò.
- Lắp đặt lại đầu dò, kiểm tra tình trạng thiết bị.

Sau đó, ta tiến hành vệ sinh nút nhấn khẩn, nút nhấn xả khí, nút nhấn hủy xả khí:
- Lau sạch bụi bẩn bám vào bên trong thiết bị.
- Kiểm tra đấu nối dây tín hiệu.
- Lắp đặt lại, kiểm tra tình trạng thiết bị.

Cuối cùng, ta tiến hành vệ sinh chuông/đèn/còi báo cháy:
- Lau sạch bụi bẩn bám trên thiết bị.
- Kiểm tra đấu nối dây tín hiệu.
- Lắp đặt lại, kiểm tra tình trạng thiết bị.

Bước 4: Kiểm tra, vệ sinh đường ống và đầu phun
Kiểm tra các đường ống của hệ thống Novec, quan sát các khớp nối, các vị trí khóa T và góc 90 độ. Chú ý các điểm cố định đường ống lên trần, lên tường, kiểm tra xem có còn chắc chắn, đường ống có rơi vỡ hoặc nứt, gãy hay không.

Kiểm tra xem đầu phun đã được vặn chặt hay chưa. Lau chùi đầu phun sau khi kiểm tra, chú ý các lỗ đầu phun để tránh bụi phủ kín.

Bước 5: Chạy thử hệ thống Novec
Tương tự mục 5.3.8.2
Đến đây chúng ta đã hoàn thành các bước bảo trì hệ thống Novec.

Trên đây là giải pháp chữa cháy sạch Novec. Mọi thắc mắc và yêu cầu hỗ trợ xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI AN PHÁT
Email: info@anphat.com
ĐT: (08) 6269 1495
Hotline: 0914 189 489



 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây