Thiết bị phòng cháy chữa cháy PCCC An Phát - Báo giá 2023 mới

https://anphat.com


NFPA 13 _ Chương 20: Các yêu cầu chung về lưu trữ hàng hóa

Chương này cung cấp các bước cần thiết để xác định hàng hóa, cách lưu trữ, chiều cao lưu trữ và khoảng trống
nfpa13
Chương 20 Các yêu cầu chung về lưu trữ hàng hóa

20.1 Tổng quan. Chương này cung cấp các bước cần thiết để xác định hàng hóa, cách lưu trữ, chiều cao lưu trữ và khoảng trống cũng như tiêu chuẩn bảo vệ kho hàng liên quan đến chương 21 đến chương 25.

20.1.1 Kho chứa hàng tạp và thấp tầng sẽ được bảo vệ theo các tiêu chuẩn trong Chương 4.

20.2 Bảo vệ kho hàng. Bảo vệ kho hàng sẽ theo các tiêu chuẩn sau:
(1) Xác định nhóm hàng hóa lưu trữ dựa theo mục 20.3 và 20.4.
(2) Xác định cách lưu trữ hàng hóa dựa theo mục 20.5
(3) Chiều cao hàng hóa, chiều cao tòa nhà và khoảng cách dựa theo mục 20.6
(4) Lập tiêu chuẩn bảo vệ chung cho tất cả các kiểu kho lưu trữ dựa theo mục 20.7 đến 20.15
(5) Lựa chọn hệ thống đầu phun và công nghệ thích hợp theo tiêu chuẩn (chương 21 đến 25)
(6) Thiết kế và lắp đặt hệ thống dưa theo phần còn lại đề cập trong tài liệu này.

20.3* Phân loại hàng hóa
20.3.1* Phân loại hàng hóa và yêu cầu bảo vệ tương ứng sẽ được xác định dựa trên thành phần cấu trúc của mỗi kho hàng
20.3.1.1 Chủng loại và lượng vật liệu của hàng hóa và của bao bì sẽ được xem xét để phân loại hàng hóa.
20.3.1.2 Dữ liệu thí nghiệm phân loại hàng hóa của cơ quan nhà nước sẽ được dùng để phân loại hàng hóa.
20.3.2 Loại pallet
20.3.2.1 Tổng quát. Khi hàng hóa được xếp trên pallet, vật liệu pallet như gỗ, nhựa, thép, …sẽ được xem xét trong việc phân loại hàng hóa.
20.3.2.2 Pallet nhựa. Pallet có thành phần từ nhựa sẽ không xếp vào nhóm pallet gỗ và sẽ được nâng Phân lớp, việc xác định Phân lớp hàng hóa sẽ dựa vào mục 20.3.2.2.1 hoặc 20.3.2.2.2
20.3.2.2.1* Pallet nhựa không gia cường. Pallet nhựa không có pha gia cường
20.3.2.2.1.1 Với hàng hóa Phân lớp I đến Phân lớp IV, khi được xếp trên pallet làm từ nhựa polypropylene (PP) hoặc nhựa polyethylene mật độ cao (HDPE) thì xếp hạng Phân lớp hàng hóa tăng 1 bậc.
20.3.2.2.1.2 Pallet làm từ nhựa PP hoặc HDPE phải được đánh dấu để chỉ ra là loại pallet không pha gia cường.
20.3.2.2.2 Pallet nhựa có pha gia cường. Pallet làm từ nhựa kết hợp với vật liệu gia cường như thép, sợi thủy tinh)
20.3.2.2.2.1* với hàng hóa Phân lớp I đến Phân lớp IV, xếp trên pallet làm từ nhựa PP, HDPE có gia cường thì bậc nhóm Phân lớp của hàng hóa sẽ tăng thêm 2 bậc, trừ hàng hóa Phân lớp IV, khi đó hàng hóa Phân lớp IV sẽ được xếp vào nhóm hàng hóa nhựa Nhóm A không giãn nở đóng gói bằng carton.
20.3.2.2.2.2 Pallet sẽ được xếp vào loại pallet có pha gia cường nếu không có nhãn chỉ dấu thuộc loại không pha gia cường của nhà sản xuất.
20.3.2.2.3 Trường hợp hàng hóa nhựa Nhóm A sẽ không cần nâng bậc khi chúng xếp trên pallet nhựa.
20.3.2.2.4 Trường hợp đầu phun sương trần nhà K-16.8 trở lên và hàng hóa xếp trên pallet nhựa thì các yêu cầu ở mục 20.3.2.2.1 và 20.3.2.2.2.1 sẽ không được áp dụng.
20.3.2.3 Những yêu cầu ở các mục từ 20.3.2.2.1 đến 20.3.2.2.4 sẽ không áp dụng đối với những pallet không làm từ gỗ và nguy cơ cháy bằng hoặc thấp hơn pallet gỗ.
20.3.2.4 Với hàng hóa Phân lớp I đến Phân lớp IV, xếp trên pallet nhựa (khác gỗ, thép, PP, HDPE), Phân lớp của hàng hóa đó sẽ được xác định bằng các bài test của phòng thí nghiệm quốc gia hoặc nâng lên 2 mức Phân lớp.
20.3.2.5 Pallet gắn cố định trên hệ thống chuyển hàng. Trường hợp pallet đế phẳng dễ cháy dùng để chứa hàng Phân lớp từ I đến IV và chiều cao hàng hóa lên đến 25ft (7,6m), sử dụng đầu phun CMDA thì áp dụng các yêu cầu ở mục 21.4.1.4.2 (Xem Hình A.3.3.147.1.)
20.3.3 Thùng chứa hở phần trên. Thùng chứa có phần trên hở hoặc 1 phần mặt trên để hở và được sắp xếp sao cho nước từ đầu phun có thể phun vào hàng hóa chứa bên trong sẽ được xem xét bên ngoài phạm vi của các tiêu chuẩn ở các chương từ 21 đến 25.
20.3.4 Khối hàng bằng nhựa rắn (bọc carton hoặc để trần). Trường hợp khối hàng không bị rỗng và chỉ có thể bắt cháy phía bên ngoài thì cho phép giảm lượng nước thiết kế cần thiết đối với đầu phun CMDA. Xem bảng 21.3.3(a)

20.4* Phân lớp hàng hóa
20.4.1* Phân lớp I: là hàng hóa không cháy và thỏa 1 trong các tiêu chuẩn sau: 
(1) Xếp trực tiếp trên pallet gỗ
(2) Chứa trong thùng carton 1 lớp gấp nếp, có hoặc không có vách ngăn giấy, có hoặc không có pallet.
(3) Được bọc bằng màng co hoặc giấy, có hoặc không có pallet
20.4.2* Phân lớp II: hàng hóa không cháy chứa trong thùng gỗ, thùng carton nhiều lớp giấy gấp lượng sóng, có hoặc không có pallet.
20.4.3* Phân lớp III
20.4.3.1 Hàng hóa phân lớp III là hàng hóa tạo hình từ gỗ, giấy, sợi tự nhiên hoặc nhựa nhóm C có hoặc không có hộp bằng giấy gỗ, có hoặc không có pallet.
20.4.3.2 Hàng hóa Phân lớp III có thể chứa giới hạn lượng nhựa nhóm A hay nhóm B (chứa 5% hoặc ít hơn nhựa rắn về khối lượng, 5% hoặc ít hơn nhựa xốp về thể tích).
20.4.3.3 Hàng hóa Phân lớp III chứa hỗn hợp cả nhựa xốp và rắn Nhóm A chứa trong thùng carton hay gỗ mỏng tuân theo Hình 20.4.3.3(a) hoặc để trần thì tuân theo Hình 20.4.3.3(b)
 
chuong 20 hinh 1 01
 
chuong 20 hinh 2 01

20.4.4* Phân lớp IV
20.4.4.1 Hàng hóa thuộc phân lớp IV (có hoặc không có pallet) thỏa 1 trong các tiêu chuẩn sau:
(1) Cấu tạo hoàn toàn hoặc một phần từ nhựa nhóm B
(2) Chứa loại nhựa free-flowing nhóm A (loại nhựa nhóm A kích thước nhỏ, dễ chảy, lăn, tràn ra sàn)
(3) Chứa trong thùng carton, thùng gỗ, thành phần có chứa 5%-15% về khối lượng nhựa rắn nhóm A
(4) Chứa trong thùng carton, thùng gỗ, thành phần có chứa 5%-25% về khối lượng nhựa xốp nhóm A
(5) Chứa trong thùng carton hoặc thùng gỗ, chứa hỗn hợp nhựa xốp và nhựa rắn nhóm A, theo mô tả của Hình 20.4.3.3(a)
(6) Để trần, chứa từ 5% đến 15% khối lượng nhựa rắn nhóm A
(7) Để trần, chứa hỗn hợp nhựa xốp và nhựa rắn nhóm A, theo mô tả Hình 20.4.3.3(b)
20.4.4.2 Phần vật liệu còn lại có thể là loại không cháy, gỗ, giấy, sợi tự nhiên, hoặc nhựa nhóm B hoặc C.
20.4.5* Phân loại nhựa, chất đàn hồi và cao su. Nhựa, chất đàn hồi và cao su sẽ được chia thành 3 nhóm A, B và C.
20.4.5.1 Nhóm A. Gồm các vật liệu sau:
(1) ABS (acrylonitrile-butadiene-styrene copolymer)
(2) Acetal (polyformaldehyde)
(3) Acrylic (polymethyl methacrylate)
(4) Butyl rubber
(5) Cellulosics (cellulose acetate, cellulose acetate butyrate, ethyl cellulose)
(6) EPDM (ethylene-propylene rubber)
(7) FRP (fiberglass-reinforced polyester)
(8) Natural rubber
(9) Nitrile-rubber (acrylonitrile-butadiene rubber)
(10) Nylon (nylon 6, nylon 6/6)
(11) PET (thermoplastic polyester)
(12) Polybutadiene
(13) Polycarbonate
(14) Polyester elastomer
(15) Polyethylene
(16) Polypropylene
(17) Polystyrene
(18) Polyurethane
(19) PVC (polyvinyl chloride — highly plasticized, with plasticizer content greater than 20 percent) (rarely found)
(20) PVF (polyvinyl fluoride)
(21) SAN (styrene acrylonitrile)
(22) SBR (styrene-butadiene rubber)
20.4.5.2* Nhựa nhóm A sẽ được chia thêm thành loại rắn hoặc xốp.
20.4.5.3 Hàng hóa được xếp vào loại nhựa xốp nhóm A là hàng hóa thỏa 1 trong các tiêu chuẩn sau (có hoặc không có pallet):
(1) chứa trong thùng carton, thùng gỗ, chứa hơn 40% thể tích nhựa xốp nhóm A
(2) để trần, chứa hơn 25% thể tích nhựa xốp nhóm A
20.4.5.4 Hàng hóa được xếp vào hàng hóa nhựa rắn nhóm A nếu thỏa 1 tron các tiêu chuẩn sau:
(1) chứa trong thùng carton hoặc thùng gỗ, chứa hơn 15% khối lượng nhựa rắn nhóm A.
(2) chứa trong thùng carton hoặc thùng gỗ, chứa 25% đến 40% thể tích nhựa xốp nhóm A.
(3) chứa trong thùng carton, thùng gỗ, chứa hỗn hợp nhựa nhóm A xốp và rắn, phù hợp với mô tả trong Hình 20.4.3.3(a)
(4) hàng để trần, chứa hơn 15% khối lượng nhựa rắn nhóm A.
(5) hàng để trần, chứa 5% đến 25% thể tích nhựa xốp nhóm A.
(6) hàng để trần, chứa hỗn hợp nhựa nhóm A xốp và rắn, theo mô tả ở Hình 20.4.3.3(b)
20.4.5.5 Phần vật liệu còn lại có thể là vật liệu không cháy, gỗ, giấy, sợ tự nhiên hoặc sợi tổng hợp, nhựa nhóm A, B, C.
20.4.6 Nhóm B. Những vật liệu sau được xếp vào nhóm B:
1) Chloroprene rubber
(2) Fluoroplastics (ECTFE — ethylene chlorotrifluoroethylene copolymer; ETFE — ethylene-tetrafluoroethylene-copolymer; FEP — fluorinated ethylene-propylene copolymer)
(3) Silicone rubber
20.4.7 Nhóm C. Những vật liệu sau được xếp vào Nhóm B:
(1) Fluoroplastics (PCTFE — polychlorotrifluoroethylene; PTFE — polytetrafluoroethylene)
(2) Melamine (melamine formaldehyde)
(3) Phenolic
(4) PVC (polyvinyl chloride — flexible — PVCs with plasticizer content up to 20 percent)
(5) PVDC (polyvinylidene chloride)
(6) PVDF (polyvinylidene fluoride)
(7) Urea (urea formaldehyde)
20.4.8* Hàng hóa nhựa sẽ được bảo vệ dựa theo Hình 20.4.8. (Xem Phần C.21.)
 
hang hoa nhua se duoc bao ve 01
 

20.4.8.1 Nhựa Nhóm B và nhựa free-flowing nhóm B sẽ được bảo vệ theo cách như đối với hàng hóa Phân lớp IV
20.4.8.2 Nhựa nhóm C sẽ được bảo vệ theo cách như đối với hàng hóa Phân lớp III
20.4.9 Lốp cao su. Lốp của phương tiện chở khách, máy bay, xe tải, máy nông nghiệp, xe cơ giới, xe buýt được bảo vệ như bảo vệ kho lốp cao su dựa theo các Chương 20 đến 25.
20.4.10* Phân loại giấy cuộn.
Phân loại giấy được mô tả trong mục 20.4.10.1 đến 20.4.10.1 đến 20.4.10.4 và được sử dụng để xác định tiêu chuẩn thiết kế cho hệ thống đầu phun trong các chương từ 20 đến 25
20.4.10.1 Phân lớp hạng nặng: giấy có trọng lượng cơ sở [khối lượng trên 1000ft2 (93m2)] là 20lb (9.1kg)
20.4.10.2 Phân lớp trung bình: giấy có trọng lượng cơ sở [khối lượng trên 1000ft2 (93m2)] từ 10lb đến 20lb (4.5kg đến 9.1kg).
20.4.10.3 Phân lớp nhẹ: giấy có trọng lượng cơ sở [khối lượng trên 1000ft2 (93m2)] 10lb (4.5kg)
20.4.10.4 Giấy lụa.
20.4.10.4.1 Giấy lụa là loại có kết cấu rất mỏng, đôi khi có thể nhìn xuyên thấu.
20.4.10.4.2 Trong tài liệu này, giấy lụa là những giấy mềm, thấm hút tốt không quan tâm đến trọng lượng cơ sở, cụ thể là giấy kếp, giấy vệ sinh gồm giấy lụa, tả giấy, giấy nhà tắm.
20.4.11* Linh kiện xe bằng nhựa.
Linh kiện xe bằng nhựa nhóm A và vật liệu đóng gói, nhựa lót nhóm A, bảng công cụ, cảng nhựa được bảo vệ theo mô tả trong chương 23
20.4.12 Hàng nhựa nhóm A trưng bày hoặc lưu trữ trong thùng carton. Sản phẩm nhựa Nhóm A và hàng hóa Phân lớp I đến IV cùng với khu bán hàng sẽ được bảo vệ theo quy định trong chương 20 đến 23
20.4.12.1 Cotton đóng kiện. Sợi tự nhiên được đóng gói và bó chặt bằng vật liệu công nghiệp, thường là gồm bao tải, vải dệt PP/PE, và bó chặt bằng đai thép/đai tổng hợp, …sẽ được bảo vệ theo cách bảo vệ cotton đóng kiện (theo Chương 21- Bảng A.3.3.13)
20.4.13 Lưu trữ bằng hộp hồ sơ carton. Hàng hóa Phân lớp III gồm phần lớn hộp hồ sơ làm từ bìa carton cứng sẽ được bảo vệ như cách bảo vệ hộp hồ sơ carton (Chương 21, 23)
20.4.14 Hàng hóa hỗn hợp
 
20.4.14.1 Những yêu cầu bảo vệ sẽ không dựa vào hỗn hợp hàng hóa ở khu vực cháy
20.4.14.2 Trừ khi các yêu cầu mục 20.4.14.3 hoặc 20.4.14.4 được đáp ứng, hàng hóa hỗn hợp sẽ được bảo vệ dựa theo các yêu cầu cho Phân lớp hàng hóa bậc cao nhất và cách sắp xếp hàng hóa.
20.4.14.3 Các cấp bảo vệ hàng hóa mức thấp hơn sẽ được áp dụng cho hàng hóa nếu hàng hóa thỏa tất cả các quy định sau:
(1) Hàng hóa các Phân lớp cao hơn (theo mô tả 20.4.1 đến 20.4.7) có số lượng 10 pallet trở xuống và chứa trong khu vực không quá 40000ft2 (3720m2)
(2) Hàng hóa (có mức nguy cơ cao hơn) được sắp xếp phân tán, không có khối nào kề nhau.
(3) Với hệ thống chữa cháy gắn trần cho hàng hóa Phân lớp I hoặc II, số pallet cho phép chứa hàng hóa Phân lớp IV hoặc nhựa Phân nhóm A giảm 5 đơn vị.
20.4.14.4 Phân loại đối với hàng hóa hỗn hợp. Khu vực có chứa hàng hóa nguy cơ cao hơn (được giới hạn chỉ định trong 1 vùng nhỏ) có thể được bảo vệ với cấp độ của hàng hóa phân mức thấp hơn và khu vực chứa hàng hóa mức nguy cơ cao hơn đó phải tuân thủ theo quy định của Tiêu chuẩn này.
 
20.5 Cách sắp xếp hàng hóa.
20.5.1 Các cách sắp xếp hàng hóa được mô tả trong phần này sẽ được sử dụng để lựa chọn tiêu chuẩn bảo vệ thích hợp trong các Chương 21 đến 25.
20.5.1.1 Các cách sắp xếp không đề cập trong Tài liệu này sẽ được xem xét trong các tài liệu khác.
20.5.2 Kệ hàng di động. Hàng hóa lưu trữ trên kệ di động sẽ được bảo vệ cùng cách thức như đối với kệ hàng nhiều dãy.
20.5.3* Lưu trữ bằng kệ hàng.
20.5.3.1 Giá kệ hàng
20.5.3.1.1 giá kệ hàng có diện tích hở ít hơn 50%, hoặc vị trí của các khối hàng chắn các khoảng hở (mà nếu không bị chặn sẽ đóng vai trò là không gian thoát hơi) có diện tích lớn hơn 20 ft2 (1,9 m2) sẽ được xem là giá kệ hàng đặc.
20.5.3.1.2 Khi kệ hàng nhiều dãy (không kể chiều cao bao nhiêu) không có khe hở dọc kệ hoặc kệ đôi chiều cao đến 25ft (7,6m) không có khe hở dọc kệ, thì giá kệ hàng sẽ không được xem là giá kệ hàng đặc nếu tối đa 5ft (1.5m) có 1 khe hở ngang, và sẽ không yêu cầu cần phải có đầu phun kệ hàng theo mục 25.6.3.1 và 25.6.3.2.
20.5.3.2 Hành lang.
20.5.3.2. Hành lang (đề cập ở các Chương 21 đến Chương 25) sẽ không bị chắn hay cản trở trừ khi có hướng dẫn cho phép.
20.5.3.3 Khe hở. 
20.5.3.3.1 Khe hở dọc
20.5.3.3.1.1 Trường hợp hàng hóa Phân lớp I đến IV chứa trên kệ đôi và kệ nhiều dãy mở và chiều cao ≤25ft (7,6m), sẽ không yêu cầu khe hở dọc. (xem phần C.13)
20.5.3.3.1.2 Trường hợp hàng hóa Phân lớp I-IV và nhựa Nhóm A, chiều cao hàng >25ft (7,6m) và chứa trên kệ đôi, sẽ yêu cầu có khe hở dọc 6in (152,4mm).
20.5.3.3.2 Khe hở ngang
20.5.3.3.2.1 Hàng hóa trên kệ đơn, kệ đôi, kệ nhiều dãy cần có khe hở ngang 6 inch (150mm) giữa khối hàng và khung đứng của kệ.
20.5.3.3.2.2 Độ rộng khe hở và sự sắp xếp theo phương đứng có thể tùy chỉnh.
20.5.4 Lốp cao su.
20.5.4.1 Nguồn cấp nước. Nguồn cấp nước tổng phải đảm bảo cung cấp đủ lưu lượng và thời gian cấp nước cho hệ thống sprinklers, cuộn vòi phun chữa cháy, hệ thống bọt chữa cháy (nếu có). Lưu lượng và thời gian duy trì được quy định trong Bảng 20.12.2.6.
20.5.5 Giấy cuộn.
20.5.5.1* Tiêu chuẩn bảo vệ cho lưu trữ giấy cuộn.
20.5.5.2 Hệ thống sprinkler ướt sẽ được sử dụng trong khu vực hàng giấy lụa.
20.5.5.2.1 Nguồn cấp nước phải được thiết kế đảm bảo cho hệ thống chữa cháy tự động sprinkler, hệ thống vòi phun chữa cháy và hệ thống foam giãn nở cao (nếu có), lưu lượng và thời gian duy trì theo Bảng 20.12.2.6
20.5.5.3 Bảo vệ giấy nặng và giấy nặng trung bình sắp xếp theo phương ngang sẽ theo cách như bảo vệ mảng kín.
20.5.5.4 Giấy nặng trung bình sẽ được bảo vệ như giấy nặng nếu được quấn hoàn toàn và cả 2 đầu hoặc bọc 2 đầu bằng các đai thép. Vật liệu bọc quấn phải là 1 lớp giấy nặng với trọng lượng cơ sở 40lb (18.1kg) hoặc 2 lớp giấy nặng với trọng lượng <40lb (18.1kg).
20.5.5.5 Giấy nhẹ, giấy lụa sẽ được bảo vệ như đối với giấy trung bình nếu được bọc quấn hoàn toàn và bọc cả 2 đầu hoặc bọc 2 đầu bằng các đai thép. Vật liệu bọc quấn phải là 1 lớp giấy nặng với trọng lượng cơ sở 40lb (18.1kg) hoặc 2 lớp giấy nặng với trọng lượng <40lb (18.1kg).
20.5.5.6 Khi thiết kế hệ thống chữa cháy sprinkler, giấy nhẹ sẽ được bảo vệ theo mức đối với giấy lụa.
20.5.6 Linh kiện nhựa ô tô. Linh kiện ô tô bằng nhựa Nhóm A và vật liệu đóng gói (gồm tấm lót bằng nhựa xốp Nhóm A), bảng điều khiển, cản xe bằng nhựa, sẽ được bảo vệ theo quy định trong Chương 23.
20.5.6.1 Linh kiện ô tô đề cập trong phần này sẽ không bao gồm túi khí, lốp xe, và ghế ngồi trên kệ di động.

20.6 Kết cấu công trình và lưu trữ: chiều cao và khoảng cách.
20.6.1 Trần nghiêng. Tiêu chuẩn hệ thống đầu phun chữa cháy mô tả trong Chương 20 đến 25 sẽ được áp dụng cho các công trình với trần có độ nghiêng không quá 2in 12 (16,7%), trừ các trường hợp quy định riêng sẽ được mô tả cụ thể.
20.6.2* Chiều cao tòa nhà và chiều cao hàng hóa.
20.6.2.1 Chiều cao tối đa của nhà kho được đo đến mặt dưới của sàn mái hoặc trần kho hoặc dựa theo mô tả của mục 20.6.2.4.1 đến 20.6.2.4.2.
20.6.2.2 Đối với mái nhà bằng tôn dập sóng, chiều sâu rãnh nhỏ hơn 3in (75mm), chiều cao trần tối đa được đo từ sàn nền đến mặt dưới của mái.
20.6.2.3 Với trần tôn dập sóng có độ sâu rãnh lớn hơn 3in (75mm), chiều cao trần tối đa sẽ được đo đến điểm cao nhất của mái.
20.6.2.4 Đối với loại trần có lớp cách nhiệt, chiều cao tối đa của mái được đo đến phần dưới của lớp cách nhiệt và dựa theo mục 20.6.2.4.1 hoặc 20.6.2.4.2.
20.6.2.4.1 Với lớp cách nhiệt lắp song song với trần, chiều cao tối đa của trần được đo đến mặt dưới của lớp cách nhiệt.
20.6.2.4.2 Với trường hợp lớp cách nhiệt lắp đặt uốn cong hoặc võng, chiều cao trần được đo đến khoảng giữa của mức cao nhất và thấp nhất của lớp cách nhiệt. Nếu lớp cách nhiệt có độ uốn cong hoặc võng vượt quá 6in (150mm), độ cao tối đa của trần sẽ được tính đến điểm cao của lớp cách nhiệt. 
20.6.2.5* Trường hợp chiều cao 1 gian, khoang thay đổi, các đầu phun phải có khả năng bảo vệ cả gian thấp hơn.
20.6.2.5.1 Trường hợp không có bộ phận chắn nhiệt, chắn khói như mục 20.10.1(2) hay 20.10.1(3), tiêu chuẩn đầu phun 15ft (4,6m) về chu vi của khu vực trần thấp sẽ giống như đầu phun cho trần cao.
20.6.2.6 Đầu phun ESFR chỉ được sử dụng trong công trình có chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng chiều cao quy định cho loại đầu phun đấy.
20.6.3 Chiều cao lưu trữ hàng hóa.
20.6.3.1 Thiết kế hệ thống đầu phun sẽ dựa trên chiều cao hàng hóa lưu trữ thường xuyên, định kỳ và trường hợp yêu cầu lượng nước nhiều nhất.
20.6.3.2 Trường hợp hàng hóa đặt phía trên cửa, chiều cao hàng hóa sẽ được tính từ đế của hàng hóa trên cửa.
20.6.4 Khoảng hở đến trần.
20.6.4.1 Khoảng trống đến trần sẽ được dựa theo quy định mục 20.6.4.1.1 đến 20.6.4.1.3.
20.6.4.1.1 Trường hợp mái tôn dập sóng có độ sâu rãnh ≤3in (75mm), khoảng hở đến trần sẽ được đo từ đỉnh của hàng hóa đến phần dưới của trần mái tôn.
20.6.4.1.2 Trường hợp mái tôn dập sóng có độ sâu rãnh lớn hơn 3in (75mm), khoảng hở đến trần sẽ được đo đến điểm cao nhất của của mái tôn.
20.6.4.1.3 Trường hợp trần cơ lớp cách nhiệt gắn liền phía dưới trần, khoảng hở đến trần sẽ được tính từ đỉnh cao nhất của hàng hóa đến phần dưới của lớp cách nhiệt và dựa theo quy định của mục 20.6.4.1.3(A) hay 20.6.4.1.3(B).
(A) Trường hợp lớp cách nhiệt được gắn liền phía dưới và song song với trần, khoảng hở đến trần sẽ được tính từ đỉnh cao nhất của hàng hóa đến mặt dưới của lớp cách nhiệt.
(B) Trường hợp lớp cách nhiệt được lắp uống cong hoặc võng xuống, khoảng hở đến trần sẽ được tính từ đỉnh cao nhất của hàng hóa đến điểm giữa điểm cao và thấp nhất của lớp cách nhiệt. Nếu đoạn cong, đoạn võng có chênh lệch độ cao vượt quá 6in (150mm), khoảng hở đến trần sẽ được tính đến điểm cao của lớp cách nhiệt.
20.6.4.2 Trường hợp Tiêu chuẩn CMDA, khi khoảng hở đến trần vượt quá các quy định trong Bảng 20.6.4.2, những yêu cầu của Bảng 20.6.4.3 và Bảng 20.6.4.4 sẽ được áp dụng.

Bảng 20.6.4.2 Khoảng hở từ hàng hóa đến trần nhà tối đo đối với Tiêu chuẩn bảo vê bằng CMDA
 
Hàng hóa Phân lớp I-IV Nhựa nhóm A
Hàng trên pallet, xếp khối, trong bin box, trên giá kệ hoặc kệ dựa lưng 20ft (6.1m) 20ft (6.1m)
Lưu trữ bằng kệ hàng chiều cao đến 25ft (7.6m) 20ft (6.1m) 10ft (3.1m)
Lưu trữ bằng kệ hàng chiều cao hơn 25ft (7.6m) 10ft (3.1m) 10ft (3.1m)

Bảng 5: Bảng 20.6.4.3 Hàng hóa phân lớp I-IV
 
Cấu hình lưu trữ Nơi khoảng cách đến trần vượt quá Sự bảo vệ dự trên chiều cao lưu trữ sẽ dẫn đên khoảng hở tới trần nhà của Đầu phun kệ hàng
Hàng trên pallet, xếp khối, trong bin box, trên giá kệ hoặc kệ dựa lưng 20ft (6.1m) 20ft (6.1m) N/A
Lưu trữ bằng kệ hàng chiều cao đến 25ft (7.6m) 20ft (6.1m) 20ft (6.1m) Được phép thay thế cho khoảng trống giả định là 20 ft (6.1 m)
Lưu trữ bằng kệ hàng chiều cao hơn 25ft (7.6m) 10ft (3.1m) 10ft (3.1m) Được phép thay thế cho khoảng trống giả định là 10 ft (3.1 m)


Bảng 20.6.4.4 Hàng hóa lốp cao su
 
Cấu hình lưu trữ Nơi khoảng cách đến trần vượt quá Sự bảo vệ dự trên chiều cao lưu trữ sẽ dẫn đên khoảng hở tới trần nhà của Đầu phun kệ hàng
Hàng trên pallet, xếp khối, trong bin box, trên giá kệ hoặc kệ dựa lưng 20ft (6.1m) 20ft (6.1m) N/A
Lưu trữ bằng kệ hàng chiều cao đến 25ft (7.6m) 10ft (3.1m) 10ft (3.1m) Được phép thay thế cho khoảng trống giả định là 10 ft (3.1 m)
Lưu trữ bằng kệ hàng chiều cao hơn 25ft (7.6m) 10ft (3.1m) N/A Yêu cầu
 
20.6.4.3 Bảo vệ cho hàng hóa Phân nhóm I đến IV sử dụng tiêu chuẩn CMDA, vượt quá khoảng hở tối đa cho phép trong Bảng 20.6.4.2, sẽ dựa theo Bảng 20.6.4.3
20.6.4.4 Bảo vệ hàng hóa nhựa và cao su theo tiêu chuẩn CMDA có khoảng hở vượt quá mức giới hạn cho phép của Bảng 20.6.4.3 sẽ dựa theo Bảng 20.6.4.4.
20.6.4.5 Nếu cần lắp đặt đầu phun kệ hàng, thì chúng được lắp đặt theo chỉ dẫn của tiêu chuẩn.
20.6.5 Thông hơi trần và màn chắn. Xem phần C.6.
20.6.6 Khoảng hở từ tán đầu phun đến hàng hóa.
20.6.6.1 Trừ khi các yêu cầu của mục 20.6.6.2 đến 20.6.6.5 được thỏa, khoảng cách giữa tán đầu phun đến đỉnh cao nhất của hàng hóa phải ≥ 18in (450mm). 
20.6.6.2* Bộ phận thông hơi trần (bằng tay / tự động) phải có nhiệt độ hoạt động cao hơn so với nhiệt độ kích hoạt của hệ thống sprinkler
20.6.6.3 Đầu phun ESFR sẽ không được dùng trong công trình có hệ thống tự động thoát nhiệt thoát khói, trừ khi hệ thống thông hơi sử dụng cơ chế tác động đáp ứng tiêu chuẩn và nhiệt độ kích hoạt cao.
20.6.6.4 Trường hợp các tiêu chuẩn khác quy định khoảng cách đến trần tối thiểu lớn hơn thì có thể sử dụng.
20.6.6.5 Đối với đầu phun đặc biệt thì khoảng hở tối thiểu đến hàng hóa là 36in (900mm).
20.6.6.6* Rèm kéo sẽ không được dùng trong hệ thống đầu phun ESFR.
20.6.6.6.1 Rèm sẽ được dùng để chia tách khu vực đầu phun ESFR với hệ đầu phun khác hoặc chia tách các vùng nguy hiểm. (xem 14.2.5)
20.6.6.6.2 Khi hệ đầu phun ESFR lắp đặt cạnh đầu phun thường thì cần có rèm chắn (dày ít nhất 2ft-600mm- bằng vật liệu không cháy) để ngăn cách 2 khu vực.
20.6.6.6.3 Phải duy trì một lối đi thông thoáng ít nhất 4 ft (1,2 m) bên dưới rèm lùa
20.6.6.7 Khoảng hở tối thiểu giữa hàng hóa đến đầu phun là 18in (450mm) nếu đã được kiểm tra thí nghiệm trên diện rộng với các nguy cơ đặc biệt.
20.6.6.8 Khoảng hở từ hàng hóa đến đầu phun không được nhỏ hơn 36in (900mm) nếu hàng hóa là lốp cao su.
20.6.7* Quạt tốc độ thấp lưu lượng cao (HVLS)
20.6.7.1 Lắp đặt HVLS cùng sprinkler (kể cả ESFR) phải tuân thủ những điều kiện sau:
(1) Bán kính tối đa của quạt là 24ft (7.3m)
(2) Quạt (HVLS) được bố trí giữa 4 đầu phun liền kề.
(3) khoảng hở chiều đứng giữa HVLS đến tán đầu phun tối thiểu là 36in (900mm).
(4) Tất cả quạt HVLS phải được khóa chéo để ngừng hoạt động ngay khi có báo động bằng dòng nước.
(5) Khi tòa nhà được bảo vệ bởi hệ thống báo cháy, sự khóa chéo này phải tuân theo Tiêu chuẩn NFPA 72.

20.7 Khu vực cô lập
20.7.1* Khi sử dụng phương pháp thiết kế nồng độ/diện tích hay phương pháp thiết kế phòng, trừ khi các các yêu cầu mục 20.7.2 thỏa với tòa nhà có khu vực cô lập (mô tả trong mục 9.2.1 và 9.3.18), thì diện tích đầu phun hoạt động tối thiểu cho các khu vực đó sẽ là 3000ft2 (280m2). 
20.7.1.1 Diện tích thiết kế là 3000ft2 (280m2) chỉ áp dụng với trường hợp hệ thống đầu phun hoặc một phần của hệ thống đầu phun với khu vực cô lập nằm liền kề.
20.7.1.2 Thuật ngữ “liền kề” được sử dụng đối với mọi hệ thống đầu phun bảo vệ khu vực bên trên, bên dưới, bên cạnh khu vực cô lập, trừ trường hợp tồn tại 1 rào cản chống cháy có khả năng chống cháy tương đương lượng nước đủ để chia tách khu vực cô lập với khu vực đầu phun.
20.7.2 Các không gian cô lập dễ cháy sau sẽ không yêu cầu diện tích thiết kế đầu phun tối thiểu là 3000ft2 (280m2):
(1) Không gian không cháy và khó cháy, được che đậy và chứa ít chất dễ cháy và không thể tiếp cận. Một không gian vẫn được xem là cô lập dù có các lỗ nhỏ ví dụ như lỗ thông hơi.
(2) không gian không cháy và khó cháy được che đậy, khó tiếp cận và không chứa chất dễ cháy. Một không gian vẫn được xem là cô lập dù có các lỗ nhỏ ví dụ như lỗ thông hơi.
(3) Không gian dễ cháy được che kín và chứa hoàn toàn chất cách nhiệt không cháy.
(4) Không gian khuất sử dụng vật liệu cứng và bề mặt vật liệu có chỉ số cháy lan từ 25 trở xuống và vật liệu đã được chứng minh là không lan truyền lửa quá 10,5 ft (3,2 m) khi được thử nghiệm theo ASTM E84 (Phương pháp thử tiêu chuẩn cho Đặc tính cháy bề mặt của vật liệu xây dựng) hoặc UL 723 (Tiêu chuẩn để kiểm tra đặc tính cháy bề mặt của vật liệu xây dựng, đã kéo dài thêm 20 phút khi được lắp đặt trong không gian kín).
(5) Không gian kín được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ đã được xử lý chống cháy theo NFPA 703.
(6) Không gian che kín trên các khoang biệt lập diện tích không quá 55 ft2 (5.1 m2).
(7) Khoang chứa ống đứng diện tích dưới 10 ft2 (0.9 m2) trong các tòa nhà nhiều tầng, vật liệu khoang chứa giống vật liệu sàn. Những khoang như thế không chứa nguồn phát lửa, đường ống là loại không bắt lửa, chỗ đường ống xuyên qua sàn phải được bịt kín.
(8) Cột ngoài trời (làm từ cột hoặc rầm gỗ) tiết diện nhỏ hơn 10ft2 (0.9m2) đỡ các mái che ngoài trời và được bảo vệ bởi hệ thống đầu phun.
(9) Các khoảng trống trong tường không được bảo vệ bởi đầu phun.

20.8 Phương pháp thiết kế phòng
20.8.1* Nguồn cấp nước yêu cầu cho đầu phun sẽ dựa trên phòng có yêu cầu nước nhiều nhất.
20.8.2 Để sử dụng phương pháp thiết kế phòng, tất cả các phòng phải được bao bọc bởi các bức tường có chỉ số chịu lửa bằng thời gian cấp nước yêu cầu.
20.8.2.1 Sự bảo vệ tối thiểu của không gian hở sẽ gồm cửa tự động hoặc cửa tự đóng với khả năng chống cháy thích hợp cho vùng bảo vệ.
20.8.3 Khi dùng phương pháp thiết kế phòng, nồng độ tương đương với nồng độ yêu cầu của diện tích nhỏ nhất cho phép theo phương pháp mật độ / diện tích.

20.9* Hệ thống chữa chữa cháy foam giãn nở cao.
20.9.1 Tổng quan: Hệ thống chữa cháy foam giãn nở cao.
20.9.1.1 Hệ thống chữa cháy foam được lắp đặt thêm vào hệ thống chữa cháy đầu phun tự động và được lặp đặt theo Tiêu chuẩn NFPA 11
20.9.1.2 Hệ thống foam sẽ hoạt động tự động.
20.9.1.3 Hệ thống foam bảo vệ pallet trống có thời gian phủ đầy tối đa là 4 phút.
20.9.1.4 Đầu báo cho hệ thống foam phải được duyệt và được lắp đặt với khoảng cách không quá ½ khoảng cách cho phép.
20.9.1.5 Hệ thống kích xả cho hệ thống foam xả tràn sẽ được thiết kế để kích hoạt trước sự kích hoạt các đầu phun.
20.9.1.5.1 Thời gian bao phủ tối đa của hệ thống foam đối với hàng hóa Phân lớp I, II, III là 5 phút, đối với hàng hóa Phân lớp IV là 4 phút.
20.9.2 Foam giãn nở cao: Vấn đề cắt giảm nồng độ của đầu phun trần.
20.9.2.1 Khi sử dụng tiêu chuẩn hệ thống sprinkler CMDA bảo vệ hàng hóa Phân loại I đến IV, pallet hoặc chất dẻo lưu trữ trong thùng, xếp trên pallet, chất thành khối, xếp trên giá kệ, xếp trên kệ dựa lưng nhau, và hệ thống foam có độ giãn nở cao được sử dụng kết hợp với hệ thống đầu phun trên trần nhà, được phép giảm nồng độ của hệ đầu phun gắn trần xuống còn một nửa yêu cầu mà không cần sửa đổi diện tích thiết kế, nhưng mật độ không được nhỏ hơn 0,15 gpm / ft2 (6,1 L / phút/m2).
20.9.2.2 Khi sử dụng tiêu chuẩn hệ thống sprinkler CMDA cho kho lưu trữ bằng kệ, khi sử dụng hệ thống bọt foam có độ giãn nở cao kết hợp với sprinkler trần nhà, mật độ thiết kế sprinkler tối thiểu phải là 0,2 gpm / ft2 (8,2 L/phút/m2) đối với hàng hóa Phân lớp I, II, III, hoặc 0,25 gpm/ft2 (L/phút/m2) đối với hàng hóa Phân lớp IV và diện tích kích hoạt đầu phun thiết kế là 2000 ft2 (185 m2) bơi xa nhất về thủy lực.
20.9.2.3 Khi sử dụng hệ thống bọt foam có độ giãn nở cao kết hợp với sprinkler trần nhà, thời gian bao phủ tối đa đối với hàng hóa Phân lớp I, II, III là 7 phút, và đối với hàng hóa Phân lớp IV là 5 phút.
20.9.2.4 Khi hệ thống foam bảo vệ kho hàng xếp kệ chứa hàng hóa Phân lớp I đến IV cao trên 25ft (7.6m) đến 35ft (11m), hệ thống foam sẽ được kết hợp với hệ thống đầu phun trần.
20.9.2.5 Cắt giảm nồng độ. Trường hợp hệ thống foam bảo vệ hàng hóa lốp cao su theo Tiêu chuẩn NFPA 11, cho phép giảm 1 nửa đồng độ xả mô tả ở Bảng 21.6.1(a) hay 0.24 gpm/ft2 (9.8 L/phút/m2), tùy cái nào cao hơn.
20.9.2.6 Trường hợp đã có hệ thống foam kết hợp với đầu phun trần nhà bảo vệ hàng hóa Phân lớp I-IV sẽ không cần có thêm đầu phun kệ hàng. 
20.9.2.7 Đầu báo cho hệ thống foam.
20.9.2.7.1 Đầu báo phải được phê chuẩn và được lắp đặt 1 trong các cách sau:
(1) Đầu báo trên trần lắp với khoảng cách bằng 1 nửa khoảng cách theo tiêu chuẩn. [e.g., 15 ft × 15 ft (4.6 m × 4.6 m) thay cho 30 ft × 30 ft (9.1 m × 9.1 m)]
(2) Đầu báo được phê chuẩn để lắp đặt trong kệ hàng và được lắp đặt theo chuẩn thời gian đáp ứng trong vòng 1 phút sau khi phát lửa bằng nguồn phát lửa tương đương với nguồn phát lửa dùng trong chương trình test.
20.9.2.7.2 Đầu báo đơn sẽ không được lắp đặt nếu khoảng hở đến trần vượt quá 10ft (3m) hoặc chiều cao của hàng hóa vượt quá 25ft (7.6m).
20.9.2.7.3 Đầu báo cho hệ thống foam tác động trước sẽ được lắp đặt theo mục 20.9.2.7.

20.10* Khu vực nguy cơ cận kề hoặc phương pháp thiết kế.
20.10.1 Trường hợp tòa nhà có 2 hay nhiều khu vực nguy cơ lân cận hay nhiều phương pháp thiết kế, các yêu cầu sau sẽ được áp dụng:
(1) Trường hợp các khu vực không được ngăn cách vật lý bằng rào chắn hay bộ phận giảm phát tán nhiệt bằng cách kích hoạt các đầu phun lân cận, thì thiết kế đầu phun phải mở rộng thêm 15ft (4.6m) từ đường chu vi.
(2) Những yêu cầu 20.10.1(1) sẽ không được áp dụng cho khi những khu vực được ngăn bằng rèm lùa hoặc rào chắn (bên trên lối đi) cách khu vực nguy cơ ở mỗi bên tối thiểu 24in (600mm), hoặc một ngăn cách có khả năng trì hoãn sự phát tán nhiệt bằng cách kích hoạt đầu phun lân cận nguồn nhiệt.
(3) Các yêu cầu ở mục 20.10.1(1) sẽ không được áp dụng với trường hợp cần mở rộng vùng bảo vệ do xuất hiện vùng trần nhà thấp hơn (sự thay đổi mức trần ít nhất phải 24in) và vị trí vùng trần hạ thấp xuống ở bên trên lối đi, cách các vùng nguy cơ lân cận ít nhất 24in (600mm).
20.10.2* Tiêu chuẩn bảo vệ cho hàng hóa nhựa Nhóm A được phép sử dụng cho hàng hóa Phân lớp I, II, III, IV có cùng chiều cao và cách sắp xếp.
20.10.3 Đầu phun CMSA và ESFR được phép sử dụng để bảo vệ hàng hóa Phân lớp I đến IV, nhựa Nhóm A, hàng hóa tạp và các hàng hóa được mô tả trong Chương 20 đến 25 hoặc theo Tiêu chuẩn NFPA khác.
20.10.4 Hệ thống có nhiều Phân lớp nguy cơ cháy. Với hệ thống có nhiều Phân lớp nguy cơ, lưu lượng và thời gian cấp nước sẽ tuân theo mục 20.12.2 và vừa tuân theo một trong các điều kiện sau:
(1) Nguồn cấp nước yêu cầu phải đảm bảo cho cho khu vực có mức nguy cơ cao nhất.
(2) Nguồn nước yêu cầu cho mỗi Phân lớp nguy cơ riêng lẻ sẽ được sử dụng để tính toán cho từng khu vực đó.
(3)* Trường hợp hệ thống có nhiều Phân lớp nguy cơ và Phân lớp cao hơn chỉ nằm trong 1 phòng có diện tích nhỏ hơn bằng 400ft2 (37m2) và không có phòng liền kề, thì nguồn cấp nước yêu cầu cho vùng nguy cơ chiếm đa số sẽ được sử dụng cho phần còn lại của hệ thống.

20.11* Kết nối cuộn vòi.
20.11.1 Cuộn vòi nhỏ (1-1/2in hay 40mm). Xem phần C.5.
20.11.1.1 Kết nối cuộn vòi. Cuộn vòi 40mm phải có theo yêu cầu của nhà chức trách, theo mục 16.15 về cấp cứu, chữa cháy và bảo trì.
20.11.1.2 Cuộn vòi nhỏ sẽ không bị yêu cầu cho hệ thống bảo vệ hàng hóa Phân lớp I đến IV chiều cao sắp xếp ≤ 12ft (3.7m).

20.12 Lượng nước cuộn vòi và thời gian cấp nước.
20.12.1 Lượng nước cuộn vòi và thời gian cấp nước cho Chương 20 đến 25 sẽ dựa theo mục 20.12.
20.12.2 Lượng nước cuộn vòi và thời gian cấp nước.
20.12.2.1 Kích thước bồn chứa phải phù hợp với các thiết bị đi kèm.
20.12.2.2 công suất bơm phải phù hợp với hệ thống đi kèm
20.12.2.3 Nguồn nước cho cuộn vòi ngoài trời sẽ được nối vào nguồn cho hệ thống đầu phun tại điểm cấp nước của thành phố hay trụ nước, tùy thuộc vào vị trí nào gần hơn.
20.12.2.4 Trường hợp cuộn vòi trong nhà được dự định lắp hoặc được yêu cầu, các yêu cầu sau sẽ được áp dụng:
(1) Một cuộn vòi thêm vào hê thống thì lưu lượng tổng của hệ thống phải thêm 50 gpm (190 L/phút).
(2) Thêm nhiều cuộn vòi vào hệ thống thì lưu lượng tổng của hệ thống phải thêm 100 gpm (380 L/phút).
(3) Lưu lượng tổng của hệ thống sẽ tăng thêm 50 gpm (190 L/phút) cho mỗi cuộn vòi được thêm vào, tính từ điểm kết nối cuộn vòi xa nhất.
20.12.2.5 Khi van cho cuộn vòi được gắn sẵn với trụ nước cho hệ thống đầu phun ống ướt theo mục 16.15.2, các yêu cầu sau sẽ được áp dụng:
(1) Không yêu cầu nguồn nước bổ sung cho dự phòng theo NFPA 14 
(2) Khi lưu lượng của hệ thống sprinkler và cuộn vòi trong các Chương 20 đến 25 vượt quá những yêu cầu của NFPA 14, lưu lượng yêu cầu cao hơn này sẽ được chọn.
(3) Đối với tòa nhà có hệ thống đầu phun cục bộ, lượng nước cho hệ đầu phun (không kể lượng nước cho cuộn vòi) theo chỉ dẫn ở Chương 20 đến 25 sẽ được thêm vào các yêu cầu ở NFPA 14.
20.12.6 Trừ khi có chỉ dẫn khác, lưu lượng nước cho hệ thống sẽ được tính bằng cách thêm lưu lượng của cuộn vòi theo Bảng 20.12.2.6 vào với lưu lượng của hệ thống đầu phun. 
20.12.2.7 Để bảo vệ hàng hóa bông vải đóng kiện, nguồn cấp nước phải đủ để cung cấp nồng độ yêu cầu, cộng thêm tối thiểu 500 gpm (1900 L/min) cho cuộn vòi.
20.12.2.7.1 Nguồn cấp nước phải đủ khả năng cấp nước cho tổng lượng nước yêu cầu của hệ thống đầu phun và cuộn vòi tối thiểu 2 giờ.
20.12.3 Lượng nước cung cấp tối thiểu được xác định bằng cách thêm lượng nước của cuộn vòi (20.12.2) vào lượng nước của hệ thống đầu phun (Chương 20 đến 25).
20.12.4 Lượng nước tối thiểu yêu cầu ở mục 20.12.3 phải đủ cho thời gian duy trì tối thiểu quy định ở 20.12.2.
20.12.5 Lượng nước yêu cầu được xác định theo các bước tính toán của Chương 27.

Bảng 20.12.2.6  lưu lượng cuộn vòi và thời gian duy trì

 
Hàng hóa Loại đầu phun Độ phủ đầu phun Số đầu phun trong thiết kế (trần) Diện tích thiết kế
(trần)
(m2)
Lưu lượng cuộn vòi Thời gian cấp nước
(phút)
gpm L/min
Hàng hóa phân lớp I-IV, nhựa nhóm A, pallet gỗ, pallet nhựa, hàng tạp Đầu phun thường (CMDA) Tiêu chuẩn và mở rộng NA ≤110m2 250 950 60
110< S ≤140 500 1900 90
140< S ≤240 500 1900 120
>240 500 1900 150
Đầu phun giọt lớn (CMSA) Tiêu chuẩn N ≤12 NA 250 950 60
12< n ≤15 NA 500 1900 90
12< n ≤15 NA 500 1900 120
n >25 NA 500 1900 150
Mở rộng ≤ 6 NA 250 950 60
≤8 NA 250 950 60
6 < n ≤ 8 NA 500 1900 90
8< n ≤12 NA 500 1900 120
>12 NA 500 1900 150
Đầu phun dập tắt sớm (ESFR) Tiêu chuẩn n ≤12 NA 250 950 60
12< n ≤15 NA 500 1900 90
15< n ≤25 NA 500 1900 120
>25 NA 500 1900 150
Lốp cao su lưu trữ trên sàn, chiều cao đống không qua 1,5m CMDA & CMSA Tiêu chuẩn và mở rộng Với mọi Với mọi 250 950 120
Lốp cao su CMDA Tiêu chuẩn và mở rộng NA ≤465 m2 750 2850 180
CMSA Tiêu chuẩn n ≤15 NA 500 1900 180
ESFR Tiêu chuẩn n ≤12 NA 250 950 180
12< n ≤20 NA 500 1900 180
Giấy cuộn CMDA Tiêu chuẩn NA ≤372 m2 500 1900 120
CMSA Tiêu chuẩn n ≤25 NA 500 1900 120
ESFR Tiêu chuẩn n ≤12 NA 250 950 60

20.12 Vấn đề xả nước. Tổng quát.
20.13.1 Đa điều chỉnh 
20.13.1.1 Khi cần thực hiện nhiều điều chỉnh đối với khu vực làm việc, những điều chỉnh này sẽ được kết hợp dựa trên diện tích làm việc đã chọn ban đầu
20.13.1.2 Nếu tòa nhà có không gian kín khuất dễ cháy (không có bố trí đầu phun), các quy tắc của Mục 20.7 sẽ được áp dụng sau khi tất cả các điều chỉnh khác đã được thực hiện.
20.13.2* Hệ thống ống ướt
20.13.2.1 Hệ thống chữa cháy sprinkler là loại hệ thống ống ướt.
20.13.2.2* Trường hợp khu vực có đóng băng hoặc điều kiện đặc biệt, hệ thống ống khô hoặc hệ thống tác động sớm sẽ được sử dụng để bảo vệ kho hàng.
20.13.3.3 Hệ thống ống khô và hệ thống tác động sớm. Trường hợp ống khô và hệ thống tác động sớm sử dụng tiêu chuẩn mô hình nồng độ/diện tích (CMDA), diện tích làm việc của hệ đầu phun sẽ được tăng lên 30% mà không cần điều chỉnh lại nồng độ.

20.14* Bảo vệ pallet trống.
20.14.1 Pallet gỗ.
20.14.1.1* pallet gỗ được phép lưu trữ theo các cách sắp xếp sau:
(1) lưu trữ ngoài trời
(2) lưu trữ ở khu vực riêng biệt, tách rời.
(3) lưu trữ trong nhà, nơi được sắp xếp và bảo vệ dư theo Mục 20.14.1.2
20.14.1.2 pallet gỗ được lưu trữ trong nhà sẽ được bảo vệ dựa theo 1 trong các cách sau:
(2) Hệ thống sprinkler kiểu nồng độ/diện tích như mô tả trong Bảng 20.14.1.2(a).
(2) hệ thống CMSA sprinkler dựa theo Bảng 20.14.1.2(b).
(3) hệ thống ESFR sprinkler dựa theo Bảng 20.14.1.2(c).
(4) hệ thống Sprinkler kiểu nồng độ / diện tích dựa theo Đường cong Nguy cơ nhóm 2 và Hình 19.3.3.1.1 với một cuộn vòi lưu lượng yêu cầu ít nhất 250 gpm (950 L/min) và duy trì ít nhất 60 phút khi pallet được lưu trữ chiều cao không quá 6ft (1.8m) và mỗi khối chứa không quá 4 lớp và cách khối khác ít nhất 8ft (2.4m) hoặc cách hàng hóa 25ft (7.6m). Khoảng cách đến trần tối đa 20ft (6.1m) theo Mục 20.6.4 sẽ không áp dụng với cách sắp xếp Mục 20.14.1.2(4).
 20.4.1.2.1 Khoảng cách đến trần tối đa 20ft (6.1m) theo Mục 20.6.4 sẽ không áp dụng với cách sắp xếp Mục 20.14.1.2(4).
20.14.1.3 Pallet gỗ trống sẽ không được lưu trữ trong kệ hàng trừ khi chúng được bảo vệ theo những yêu cầu của Bảng 20.14.1.2(a) hay Bảng 20.14.1.2(c). Xem phần C.7.)

Bảng 20.14.1.2(a)  Bảo vệ pallet bằng đầu phun CMDA

 
Loại đầu phun Vị trí hàng hóa Hệ số K Chiều cao hàng hóa tối đa Chiều cao trần tối đa Nồng độ đầu phun Diện tích hoạt động
ft m ft m gpm/ft2 mm/min ft2 m2
CMDA Trên sàn 8 (115) hoặc lớn hơn Đến 6 Đến 1.8 20 6.1 0.20 8.2 3000* 280*
Trên sàn 11.2 (160) hoặc lớn hơn Đến 8 Đến 2.4 30 9.1 0.45 18.3 2500 230
Trên sàn hoặc trên kệ hàng (không có giá đặc) 11.2 (160) hoặc lớn hơn 8 - 12 2.4 - 3.7 30 9.1 0.6 24.5 3500 325
12 - 20 3.7 - 6.1 30 9.1 0.6 24.5 4500 420
Trên sàn 16.8 (240) hoặc lớn hơn Đến 20 Đến 6.1 30 9.1 0.6 24.5 2000 185

Bảng 20.14.1.2(b) Bảo vệ pallet bằng đầu phun CMSA
 
Sắp xếp hàng hóa Phân lớp hàng h Chiều cao hàng tối đa Chiều cao trần tối đa Hệ số K/hướng Loại hệ thống Số đầu phun tính toán thiết kế Áp suất hoạt động tối thiểu
ft m ft m psi bar
Trên sàn Pallet gỗ 20 6.1 30 9.1 11.2 (160)
Hướng lên
Ướt 15 25 1.7
khô 25 25 1.7
16.8 (240)
Hướng lên
Ướt 15 15 1.0
khô 25 15 1.0
19.6 (280)
Hướng xuống
Ướt 15 16 1.1
35 11 19.6 (280)
Hướng xuống
Ướt 15 25 1.7
40 12 19.6 (280)
Hướng xuống
Ướt 15 30 2.1
 

Bảng 20.14.1.2(c) đầu phun ESFR bảo vệ pallet gỗ trong nhà
 
Loại đầu phun (hướng) Vị trí hàng hóa Hệ số K Chiều cao hàng tối đa Chiều cao trần tối đa Áp suất hoạt động tối thiểu
ft m ft m psi bar
ESFR (hướng xuống) Trên sàn hoặc trên kệ (không giá đặc) 14.0 (200) 25 7.6 30 9.1 50 3.4
25 7.6 32 10 60 4.1
16.8 (240) 25 7.6 30 9.1 35 2.4
25 7.6 32 10 42 2.9
35 11 40 12 52 3.6
22.4 (320) 25 7.6 30 9.1 25 1.7
30 9.1 35 11 35 2.4
35 11 40 12 40 2.7
25.2 (360) 25 7.6 30 9.1 15 1.0
30 9.1 35 11 20 1.4
35 11 40 12 25 1.7
ESFR (hướng lên) Trên sàn 14.0 (200) 20 6.1 30 9.1 50 3.4
20 6.1 35 11 75 5.2
16.8 (240) 20 6.1 30 9.1 35 2.4
20 6.1 35 11 52 3.6

Bảng 20.14.2.2.3 đầu phun ESFR bảo vệ pallet nhựa trong nhà
 
Loại đầu phun (hướng) Vị trí hàng hóa Hệ số K Chiều cao hàng tối đa Chiều cao trần tối đa Áp suất hoạt động tối thiểu
ft m ft m psi bar
ESFR (hướng xuống) Trên sàn hoặc trên kệ (không giá đặc) 14.0 (200) 25 7.6 30 9.1 50 3.4
25 7.6 32 10 60 4.1
25 7.6 30 9.1 35 2.4
16.8 (240) 25 7.6 32 10 42 2.9
35 11 40 12 52 3.6

 
20.14.2 Pallet nhựa.
20.14.2.1 Pallet nhựa được phép lưu trữ theo các cách thức sau:
(1) Lưu trữ ngoài trời.
(2) Lưu trữ ở nơi riêng biệt, tách rời.
(3) Lưu trữ trong nhà, nơi được sắp xếp và bảo vệ theo các yêu cầu của Mục 20.14.2.2.
20.14.2.2 Tiêu chuẩn bảo vệ cho Pallet lưu trữ trong nhà.
20.14.2.2.1 Pallet nhựa có cấp độ nguy cơ cháy bằng hoặc thấp hơn pallet gỗ và được phê chuẩn tương đương sẽ được bảo vệ dựa theo Mục 20.14.1.
20.14.2.2.2 Khi có sẵn dữ liệu thử nghiệm, dữ liệu sẽ được ưu tiên dùng trong việc xác định cấp độ bảo vệ yêu cầu cho pallet nhựa.
20.14.2.2.3 Sự bảo vệ dùng đầu phun ESFR sẽ dựa theo những yêu cầu của Bảng 20.14.2.2.3
20.14.2.2.4 Sự bảo vệ dùng đầu phun sương sẽ dựa theo một trong các kịch bản 20.14.2.2.4.1 đến 20.14.2.2.4.3.
20.14.2.2.4.1 Trường hợp pallet nhựa được lưu trữ trong các phòng riêng rẽ, các yêu cầu sau sẽ được áp dụng:
(1) Các phòng riêng phải có ít nhất 1 tường ngoài.
(2) kho pallet nhựa sẽ được ngăn cachs với phần còn lại của tòa nhà bằng tường ngăn cháy có hệ số ngăn cháy 3 giờ.
(3) Pallet phải được bảo vệ bằng hệ thống đầu phun nước với khả năng cấp 0.6 gpm/ft2 (24.5 L/min/m2) cho toàn bộ căn phòng hoặc được bảo vệ bằng hệ thống foam với khả năng cấp 0.3 gpm/ft2 (12.2 L/min) cho toàn bộ căn phòng.
(4) Không được xếp chồng cao hơn 12ft (3.7m).
(5) Mỗi cột thép phải được bảo vệ bằng “chống cháy 1 giờ” hay bằng hệ thống đầu phun tường hướng vào phần đỉnh của 1 mặt của cột hoặc phần chiều cao cột 5ft (4.6m) – tùy vào cái nào thấp hơn. Lưu lượng của những đầu phun tường này có thể được bỏ qua khi tinh toán thủy lực cho hệ thống đầu phun.

20.14.2.2.4.2 Trường hợp pallet nhựa được lưu trữ mà không có ngăn cách với các hàng hóa khác, các yêu cầu sau sẽ được áp dụng:
(1) Chiều cao sắp xếp tối đa là 10ft (3m).
(2) Chiều cao trần kho tối đa là 30ft (9.1m).
(3) Nông độ đầu phun là 0.6 gpm/ft2 trên 2000 ft2
(24.5L/min trên 185 m2).
(4) hệ số đầu phun tối thiểu (K-factor) là 16.8 (240)

20.14.2.2.4.3 Pallet nhựa sẽ không ảnh hưởng đến hệ thống sprinkler chung nếu được lưu trữ theo các mô tả sau:
(1) xếp thành khối chồng chiều cao không quá 4ft (1.2m).
(2) Hệ thống sprinkler sử dụng loại đầu phun hệ số nhiệt độ cao.
(3) Mỗi chồng pallet (không nhiều hơn 2 lớp) sẽ được chia tách với chồng khác ít nhất 8ft (2.4m) hoặc cách hàng hóa 25ft (7.6m).
(4) Sử dụng yêu cầu thiết kế tối thiểu của trường hợp OH2 – Ordinary Hazard 2.

20.14.2.3 Pallet trống chỉ được lưu trữ trên kệ với sự bảo vệ dựa theo yêu cầu của Bảng 20.14.2.2.3.
20.14.2.3.1 Khi có dữ liệu thử nghiệm và danh sách thiết bị, dữ liệu sẽ được ưu tiên sử dụng trong xác định sự bảo vệ yêu cầu cho pallet lưu trữ trên kệ.
20.14.3 pallet lưu trữ trên kệ, trên giá, và bên trên cửa.
20.14.3.1 Pallet trống không sẽ không được phép lưu trữ trên kệ hay giá, trừ các trường hợp cho phép ở 20.14.1.3, 20.14.2.3 và 20.14.3.2.
20.14.3.2 Pallet trống sẽ được phép lưu trữ ở tầng kệ thấp nhất, nơi không có hàng hóa hoặc giá ở trên và khi các tiêu chuẩn bảo vệ hàng hóa để trên sàn ở Phần 20.14 được áp dụng.
20.14.3.3 Trường hợp pallet trống ở phía trên cửa, chiều cao chồng pallet và chiều cao trần nhà sẽ được tính từ đế của chồng pallet sử dụng tiêu chuẩn tham khảo ở Mục 20.14

20.15 Bảo vệ cột nhà: Kệ hàng và hàng hóa lốp cao su.
20.15.1* Trường hợp không có hệ thống chống cháy cho các cột của tòa nhà và chiều cao lưu trữ không quá 15ft (4.6m), thì các cột trong tòa nhà nằm một phần hoặc hoàn toàn trong khuôn viên kệ hàng, bao gồm cả không gian thông gió hoặc trong phạm vi 12 in (300mm) tính từ khuôn viên kệ hàng sẽ được bảo vệ theo 1 trong những cách sau:
(1) Đầu phun kệ hàng
(2) Đầu phun tường tại điểm có chiều cao 15ft (4.6m) phun về 1 mặt cột thép.
(3) Nồng độ cung cấp của đầu phun gắn trần nhà với khu vực diện tích sàn tối thiểu mức 2000ft2 (186m2) với nhiệt độ đặc trưng đầu phun 165oF (74°C) hoặc nhiệt độ đặc trưng đầu phun 286°F (140°C) cho chiều cao lưu trữ hàng hóa từ lớn hơn 15 ft (4.6 m) đến 20ft (6.1 m) được thể hiện trong Bảng 20.15.1.
(4) Dùng đầu phun CMSA hoặc ESFR. 
20.15.1.1 Trường hợp chiều cao hàng hóa vượt quá 15ft (4.6m) và các trụ của kệ hàng tham gia chống đỡ kết cấu tòa nhà, các trụ kệ hàng sẽ được bảo vệ theo 1 trong cách ở mục 20.15.1.

Bảng 20.15.1 Ceiling Sprinkler Densities for Protection of Steel Building Columns

 
Phân lớp hàng hóa Chiều rộng hành lang
4 ft (1.2 m) 8 ft (2.4 m)
gpm/ft2 mm/min gpm/ft2 mm/min
Class I 0.37 15.1 0.33 13.4
Class II 0.44 17.9 0.37 15.1
Class III 0.49 20.0 0.42 17.1
Class IV and
Group A plastics
0.68 27.7 0.57 23.2

 
20.15.1.2 Lưu lượng của hệ thống bảo vệ cột sẽ được phép bỏ qua khi tính toán thủy lực cho hệ thống sprinkler chung.
20.15.2 Cột trong kho chứa lốp cao su.
20.15.2.1 Trường hợp không có hệ thống chống cháy, cột thép sẽ được bảo vệ theo các cách sau:
(1) Hàng hóa lưu trữ có chiều cao từ hơn 15ft đến 20ft (4.6m đến 6.1), dùng 1 đầu phun tường hướng vào 1 mặt cột ở độ cao 15ft (4.6m).
(2) Chiều cao hàng hóa vượt quá 20ft (6.1m), dùng 2 đầu phun tường, 1 cho phần trên cột, cái còn lại tại vị trí 15ft (4.6m), cả 2 đều hướng vào cột.
20.15.2.2 Lưu lượng cho hệ thống bảo vệ cột sẽ được phép bỏ qua khi tính toán thủy lực cho hệ thống sprinkler.
20.15.2.3 Không yêu cầu sự bảo vệ mô tả trong 20.15.2.1(1) và 20.15.2.1(2) khi hàng hóa trong kệ cố định được bảo vệ bằng đầu phun kệ hàng. 
20.15.2.4 Sự bảo vệ mô tả trong mục 20.15.2.1 sẽ không bị yêu cầu khi hệ thống đầu phun ESFR hay CMSA (được phê chuẩn dùng cho kho lốp cao su) đã được lắp đặt.
20.15.2.5 Nguồn cấp nước phải đủ để thỏa yêu cầu nồng độ xả cho toàn diện tích bảo vệ và lượng thêm cho tạo bọt foam và đầu phun kệ hàng khi chúng được sử dụng.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây