Chuông báo cháy 220V, 24V, 12V - Liên hệ NPP An Phát 0914 189 489

Chuông báo cháy 220V, 24V, 12V là thiết bị cung cấp cảnh bảo bằng âm thanh cho tất cả con người bên trong nhà khi có sự cố cháy xảy ra.

Chuông báo cháy là thiết bị cung cấp cảnh bảo bằng âm thanh cho tất cả con người bên trong nhà và công trình biết khi có sự cố xảy ra. Tuy nhiên, có một số trường hợp như chuông báo cháy tự kêu thì nguyên nhân do đâu và cách xử lý như thế nào? Cùng An Phát tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Nguyên lý hoạt động và cấu tạo chuông báo cháy

Là một trong những thiết bị đầu ra của hệ thống báo cháy tự động nên chuông báo cháy sẽ hoạt động khi nhận được tín hiệu kích hoạt từ tủ điều khiển trung tâm. Theo nguyên lý đơn giản nhất sẽ là: Đầu báo cháy/nút nhấn nhận biết dấu hiệu của sự cháy truyền tín hiệu về tủ trung tâm. Sau quá trình xử lý dữ liệu, tủ điều khiển truyền tín hiệu đi kích hoạt chuông đèn báo cháy.
 
⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝
 

 Hệ thống báo cháy tự động cho tòa nhà,chung cư, nhà xưởng

⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝

Tùy theo nhu cầu lắp đặt trong nhà hay ngoài trời mà cấu tạo chuông báo cháy tự động chung của các hãng như sau:
 
cau tao chuong bao chay lap trong nha 02
Cấu tạo chuông báo cháy lắp trong nhà
 
cau tao chuong bao chay lap ngoai troi 02
Cấu tạo chuông báo cháy lắp ngoài trời
 

2. Phân loại chuông báo cháy

Dựa vào nhu cầu sử dụng chúng ta thường thấy các loại chuông báo cháy:
- Chuông báo cháy 12v: Sử dụng dòng điện 1 chiều
- Chuông báo cháy 24vdc hay chuông điện 24vdc: Sử dụng dòng điện 1 chiều
- Chuông báo cháy 220v: Sử dụng dòng điện xoay chiều

Theo cách đấu dây thì chuông đèn báo cháy có 2 loại:
- Loại phân cực: Khi lắp đặt phải chú ý đấu dây đúng cực tính vì nếu sai cực thì chuông sẽ bị hỏng không thể sử dụng.
- Loại không phân cực: Khi lắp đặt cần phải lắp thêm diot để phân cực cho chuông khi đó chuông mới có thể hoạt động được.

 
⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝
 

Đèn báo cháy, còi báo cháy và các thiết bị đầu ra khác

⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝

Hiện trên thị trường có một số hãng sản xuất thiết bị báo cháy không phân cực, ví dụ như Detnov. Vì vậy đối với chuông báo cháy Detnov chúng ta lắp đặt thậm chí không cần lắp thêm diot vì trong sản phẩm đã tích hợp rồi.

Có nhiều trường hợp lầm tưởng chuông nước pccc và chuông điện báo cháy là 2 phân loại khác của chuông báo cháy theo nguyên lý hoạt động. Thực chất, đây là 2 loại chuông riêng biệt. Trong đó chuông nước pccc hoạt động cơ, sử dụng trong hệ thống chữa cháy tự động dùng để giám sát trạng thái hoạt động của van chữa cháy. Nó sẽ kêu khi có dòng nước chảy qua.

Còn chuông điện dùng tín hiệu điện, báo động sự cố cháy nổ.

Ngoài ra nhiều người còn gọi chuông báo động là chuông báo khói theo thói quen chứ không có sản phẩm chuông báo khói chuyên dụng nào ở đây cả.

 

3.Hướng dẫn sử dụng chuông báo cháy

Nguyên tắc tạo ra tiếng kêu của chuông báo cháy là do điện kích motor quay làm trục khuỷu quay theo kéo lò xo kết nối búa chuông dao động liên tục. Búa dao động va đập vào thành của mâm làm chuông báo cháy kêu, khi tín hiệu cháy được vô hiệu hóa dòng điện tạm thời ngắt, motor ngừng quay và chuông sẽ ngừng kêu.

Vậy có những trường hợp chuông báo cháy tự kêu thì nguyên nhân do đâu? Cách xử lý ra sao?
Thật ra không có trường hợp nào là chuông báo cháy tự kêu cả. Các thiết bị đầu vào của hệ thống báo cháy tự động thu thập thông tin từ môi trường sai sẽ truyền thông tin sai về tủ điều khiển, lúc này hiện tượng báo giả khiến chuông báo cháy bị kích hoạt trạng thái báo động. 
Chính vì vậy, chúng ta cần lưu ý:
- Không hút thuốc lá trong khu vực lắp đặt đầu báo cháy
- Không đốt vàng mã trong khu vực chung cư, ký túc xá….
- Trông con trẻ để các bạn nhỏ không nghịch phá, kích hoạt nút nhấn khẩn
- ….

 
chuong bao chay 02 01
Chuông báo cháy

Để tắt chuông báo cháy chúng ta cần tra chìa khóa Enable control và vặn theo chiều kim đồng hồ rồi sau đó nhấn nút Alarm/fault warning silence. Sau đó tiến hành kiểm tra các thiết bị đầu vào.
- Đối với đầu báo cháy: Vệ sinh cảm biến khói/nhiệt khỏi khói, bụi hoặc xác côn trùng. Bù độ nhạy cho thiết bị.
- Đối với nút nhấn khẩn: Kiểm tra xem nút nhấn có bị kẹt hay chưa reset sau khi đã sử dụng hay chưa.

 
⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝
 

Các loại nút nhấn khẩn cấp trong hệ thống báo cháy

⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝

Tiêu chuẩn chuông báo cháy theo TCVN 5738:2021
- Vị trí lắp cần đảm bảo âm thanh báo động phải phân bố đồng thời trong khoang cháy / nhà và công trình
- Tiếng chuông vang nghe thấy rõ ở tất cả các địa điểm trong khoang cháy/ nhà và công trình.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng ta cũng rút ra được một số lưu ý khi sử dụng chuông báo cháy như:
- Đối với các môi trường hạn chế tiếng ồn như bệnh viện, viện dưỡng lão… không nên sử dụng chuông báo cháy tự động, thay vào đó hãy sử dụng còi vì chúng có thể điều chỉnh mức âm lượng. 
- Đa số các chuông có thể sử dụng trong hệ thống báo cháy của nhiều hãng khác nhau bởi tính chất hoạt động đơn giản (bằng tín hiệu điện) cũng như cách đi dây, đấu nối không phức tạp.

Trên là các thông tin về chuông báo cháy tự động. Nếu bạn còn thắc mắc gì hoặc cần tư vấn báo giá chi tiết vui lòng liên hệ An Phát:

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI AN PHÁT
Địa chỉ: 119-121 Bàu Cát 3, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 0914 189 489
Điện thoại: (028) 6269 1495
Email: info@anphat.com

 
Xem thêm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây